NATO tăng áp lực về chi tiêu quốc phòng
Theo Tổng thư ký NATO, năm 2024, các đồng minh NATO ở châu Âu và Canada đã đầu tư 485 tỷ đô la (tương đương 467,5 tỷ euro) vào quốc phòng, tăng gần 20% so với năm 2023. Trong đó, 2/3 số thành viên NATO đã đạt được mức mục tiêu chi ít nhất 2% GDP cho quân sự.
Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO nhấn mạnh rằng, khối này cần thực hiện các mục tiêu tham vọng mới về năng lực cho các quốc gia thành viên, nhằm đảm bảo liên minh có đủ người và trang thiết bị để đối phó với các thách thức an ninh.
Lời kêu gọi của Tổng thư ký NATO được đưa ra trong bối cảnh Mỹ - thành viên chủ chốt của liên minh liên tục gây áp lực lên các đồng minh châu Âu về vấn đề chi tiêu quốc phòng, thậm chí còn kêu gọi liên minh quân sự này tăng chi tiêu lên 5% GDP. Tuy nhiên, một số thành viên chủ chốt của NATO như Đức và Italy đều bày tỏ sự không đồng thuận với yêu cầu trên, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0