NATO chưa sẵn sàng cho cuộc chiến UAV hiện đại

Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.

Chỉ huy lực lượng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine - Đại tá Vadym Sukharevskyi cho biết, sau ba năm xung đột với Nga, cả hai bên đều chạy đua phát triển công nghệ. Trong đó, Ukraine đang tận dụng trí tuệ nhân tạo và mở rộng triển khai UAV nhằm giành lợi thế chiến trường.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Sukharevskyi nhận định: "Không một đội quân NATO nào sẵn sàng đối phó với làn sóng UAV này".

Theo ông, NATO cần sớm nhận ra lợi thế kinh tế của UAV, khi chi phí sản xuất chúng thấp hơn nhiều so với các loại vũ khí phòng không truyền thống. Cụ thể, một UAV tấn công tầm xa có thể chỉ tốn vài nghìn USD, trong khi tên lửa đánh chặn phòng không thường có giá hàng triệu USD.

Một binh sĩ Ukraine đang sử dụng UAV trên chiến trường ở miền Đông nước này. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine/X.

Nhiều quốc gia cũng chỉ dự trữ số lượng tên lửa hạn chế, khiến việc phòng thủ trước UAV trở nên tốn kém và kém hiệu quả. Cảnh báo của ông Sukharevskyi được đưa ra trong bối cảnh một số nước thành viên NATO đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, nhất là khi cuộc xung đột tại Ukraine có nguy cơ kéo dài, trong khi sự hỗ trợ từ Mỹ và châu Âu ngày càng giảm sút.

Hiện tại, Nga liên tục thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn bằng UAV vào Ukraine, kết hợp UAV tấn công Shahed do Iran thiết kế với các UAV mồi nhử giá rẻ, nhằm tiêu hao hệ thống phòng không của đối phương.

Về phía Ukraine, ông Sukharevskyi cho biết nước này đã phát triển một loại UAV "mẹ" có khả năng mang theo hai UAV FPV, bay xa tới 70 km trước khi thả chúng xuống mục tiêu, đồng thời đóng vai trò như một trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc.

Ông ước tính, hiện có hàng nghìn phương tiện mặt đất không người lái được triển khai tại tiền tuyến, giúp giảm thiểu rủi ro cho binh sĩ trong các nhiệm vụ hậu cần và tác chiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Iran đã tổ chức diễu binh trên phạm vi toàn quốc để kỷ niệm Ngày Quân đội vào ngày 18/4.

Việc Mỹ rút quân khỏi Syria phản ánh sự thay đổi môi trường an ninh ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12/2024, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành lệnh tạm hoãn trục xuất nhóm người nhập cư đến từ Venezuela.

Giới chức Israel cho biết, nước này không loại trừ khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lưu ý với Thủ tướng Israel Netanyahu rằng, Mỹ hiện không muốn ủng hộ động thái như vậy.