Nâng phụ cấp cho nhân viên y tế: Đừng chần chừ | Hà Nội tin mỗi chiều
Nghề y là một nghề khó nếu không nói rằng rất khó để bước vào sống với nó. Một nhân viên y tế cho tới một bác sĩ kinh nghiệm là cả một quá trình phấn đấu, nỗ lực dài lâu với rất nhiều thử thách. Đặt sự sống của người bệnh lên trên hết, lương y như từ mẫu,…tất cả là sứ mệnh nhưng cũng là những áp lực cực kỳ kinh khủng mỗi ngày.
Nhưng có một anh nhân viên y tế ở một phòng khám đa khoa tuyến huyện ở quê từng phải gác lại ước mơ của mình chỉ bởi đơn giản là để đảm bảo thu nhập cho chính mình và lo cho tương lai sau này. Tốt nghiệp bằng khá Khoa Vật lý hạt nhân của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, thi tuyển vào làm kỹ thuật viên của một phòng khám với bao ước mơ hoài bão nhưng chỉ chưa đầy một năm sau, anh xin nghỉ để làm phục vụ ở một quán pizza trên thành phố. Tới giờ, anh đã có một cửa hàng nhỏ cho riêng mình. Thật dễ hiểu lý do anh từ bỏ bởi với thế hệ 9X, áp lực tuổi 30 không dễ vượt qua.
Thu nhập thấp, áp lực cao là sự thật thấy rõ nhưng không phải ai cũng từ bỏ hoặc dám bỏ công việc mình yêu thích. Đâu đó, người ta có cảm giác cỗ máy y tế vẫn chạy ổn. Có vẻ nhiều người đã dần quen với những vất vả ấy của nhân viên y tế. Và mỗi khi có ai đó nói rằng cần nâng phụ cấp cho họ thì không ít công dân mạng xã hội coi đó như là kiểu làm mình làm mẩy.

Nhưng nếu lại gần một chút, chúng ta sẽ hiểu tại sao tuy kêu như vậy, nhưng cỗ máy y tế vẫn hoạt động đều. Vì cái chính là đại đa số nhân viên y tế không thể bỏ nghề. Ngành y là một ngành đặc thù, đào tạo rất chuyên biệt, chỉ có thể làm việc trong môi trường bệnh viện, rời bệnh viện ra hầu như không làm nghề gì khác. Vì vậy, tuy có không hài lòng với thu nhập hoặc điều kiện làm việc, thì họ cũng chỉ biết kêu thôi, chứ không thể bỏ việc. Nếu họ bỏ việc, thì những kiến thức chuyên môn rất sâu kia sẽ trở thành vô dụng, không thể dùng cho nghề nghiệp khác được. Còn nếu muốn bỏ nghề để học lại một nghề khác thì nhiều khi cũng đã muộn.
Cách đây mấy hôm, Bộ Y tế đang dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.
Hiện nay, các mức phụ cấp thường trực, phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp chống dịch và mức hỗ trợ tiền ăn được áp dụng tại Quyết định số 73 năm 2011. Theo Bộ Y tế, các mức này quá thấp và không còn phù hợp với tình hình kinh tế, đời sống hiện nay.
Đề xuất tăng tiền phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch của ngành y là những bước đi đầu tiên, tiến tới việc điều chỉnh mức thu nhập hợp lý cho nhân viên y tế. "Đây là việc làm cần thiết, hướng tới sự công bằng cho y bác sĩ trong bối cảnh giá cả tiêu dùng leo thang, mức phụ cấp theo quy định cũ đã trở nên lạc hậu" – Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chia sẻ như vậy khi biết thông tin tin này.
Trong rất nhiều lý do để chờ đợi dự thảo thông qua, sớm ngày nào hay ngày đó, nguyên Bộ trưởng có dẫn chứng: Tại Việt Nam, năm 2005, Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết rất quan trọng - Nghị quyết 46 về bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghề y được xác định "là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt". Nhưng sau gần 20 năm, chúng ta vẫn chưa thể đảm bảo sự công bằng cho nghề y, chưa nói đến "đãi ngộ đặc biệt".

Trước khi cải cách tiền lương (áp dụng từ 1/7/2024), công chức hưởng lương khởi điểm như nhau. Nếu một người chỉ học bốn năm, thì sau 4 - 5 năm ra trường, người đó đã có thể tăng hai bậc lương. Trong cùng thời gian đó, "bác sĩ tương lai" vẫn đang học. Tức là, vào thời điểm một bác sĩ vừa ra trường, nhận lương khởi điểm, thì một công chức cùng trang lứa ở ngạch khác có thể đã lên hai bậc lương.
Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có nói thêm: "Thực tế đó là một trong những nguồn động lực khiến chúng tôi kiên trì tham mưu để Chính phủ ban hành Quyết định 73, quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. Phiên trực 24 giờ, nhân viên y tế nhận được 115 nghìn đồng; mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ mổ chính nhận 280 nghìn - mức dành cho các bệnh viện hạng cao nhất, vào năm 2011. Phụ cấp là một trong ba thành tố cấu thành thu nhập của công chức, bên cạnh lương cơ bản và thưởng. Quyết định được ban hành, tôi xuống tỉnh, xuống huyện, thấy đồng nghiệp phấn khởi lắm, chia sẻ rằng mức phụ cấp không phải là lớn nhưng có ý nghĩa động viên về mặt tinh thần. Nhưng mức phụ cấp này giữ nguyên suốt 13 năm qua, trong khi mức lương cơ sở đã được điều chỉnh thêm 8 lần."
Như vậy, nếu nhìn sâu hơn, mọi người sẽ rất đồng cảm và chia sẻ với những vất vả nhọc nhằn của đội ngũ ngành y. Có lẽ nên hiểu đúng: Phụ cấp phẫu thuật hay tiền trực, trong bối cảnh giá cả leo thang, chỉ mang ý nghĩa tượng trưng chứ không bù đắp nổi công sức của y bác sĩ. Trong một nghiên cứu cuối năm 2021, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam từng đánh giá tiền lương nhân viên ngành y đang ở mức thấp, trung bình 7,36 triệu đồng.
Vậy tại sao dù căng thẳng, áp lực, thu nhập thấp, người ta vẫn đua nhau vào trường y?
Có thể thấy ba lý do: thứ nhất là cơ hội cứu người; thứ hai, đây là loại công việc mang lại kết quả ngay, mà không phải đợi lâu như những ngành nghề khác; lý do thứ ba, là niềm tự hào.


Ủy ban Văn hóa và Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ hai; Trang nghiêm Lễ diễu hành mừng 70 năm Giải phóng Hải Phòng; Doanh nghiệp thương mại điện tử chủ động ứng dụng AI trong kinh doanh; Các bên kêu gọi Ấn Độ, Pakistan duy trì lệnh ngừng bắn;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Moscow; Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục; Đảng cầm quyền ở Hàn Quốc thay ứng cử viên Tổng thống;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Trưa và chiều nay, khu vực Hà Nội mật độ mây giảm, trời tạnh ráo; nhiệt độ tăng lên mức cao nhất là 25-26 độ, khu vực trung tâm thành phố 27 độ, duy trì đến 17 giờ rồi giảm dần.
Văn hóa là yếu tố gốc, ở đâu giữ được bản sắc văn hóa, ở đó có sức hấp dẫn. Bởi vậy, thành phố cần bảo tồn các chợ truyền thống mang tính tiêu biểu cho văn hóa Thủ đô. Giữ chợ truyền thống là giữ lấy bản sắc cho cộng đồng cư dân, giữ lấy nét riêng cho Hà Nội.
Xây dựng sân bay Gia Bình thành cảng hàng không lưỡng dụng; Lễ diễu hành mừng 70 năm Giải phóng Hải Phòng; Tổng thống Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine;... là những thông tin đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 9h00 hôm nay.
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam phải có lối đi riêng, chính sách đột phá, vượt trội; Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
0