Nạn đói rình rập ở Guatemala do hạn hán
Một vài chiếc bánh ngô và nửa bát đậu hâm nóng, là bữa ăn của sáu đứa con cô Maria Conceptcion Rodriguez ở ngôi làng biệt lập El Aguacate, Guatemala - quốc gia Trung Mỹ xen giữa Mexico và Honduras. Chỉ có đứa bé ba tháng tuổi được bú sữa mẹ có chiều cao tương xứng với độ tuổi, còn những đứa còn lại còi cọc do thiếu dinh dưỡng.
Khi hết thức ăn, Rodriguez phải hỏi vay hàng xóm. “Nếu họ không có thì chúng tôi sẽ không có gì để ăn. Hạn hán kéo theo mùa màng thất bát. Thiếu nước chúng tôi không thể trồng trọt được gì”, cô nói. Giống như Rodriguez, rất nhiều gia đình ở làng El Aguacate đang lâm vào cảnh túng đói.
Dữ liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy, tỷ lệ trẻ thấp còi ở Guatemala cao nhất Mỹ Latin, gấp đôi so với quốc gia thứ hai trong danh sách là Ecuador. Trên toàn cầu chỉ 7 nước có tỷ lệ trẻ thấp còi cao hơn Guatemala - quốc gia được coi là có thu nhập trung bình cao. Theo Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người ở Guatemala năm 2020 đạt 4.600 USD.
Gần 1/4 dân số Guatemala, tức khoảng 4,6 triệu người thiếu lương thực trong năm 2022. Cuộc khủng hoảng diễn ra cùng lúc với hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ, sự bùng phát đại dịch Covid-19 và thời kỳ bất ổn chính trị.
Thời tiết cực đoan một lần nữa củng cố những nhận định của hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc về tình trạng hạn hán ngày càng gia tăng và tác động của nó đối với nông nghiệp và an ninh lương thực ở khu vực được gọi là hành lang khô Trung Mỹ, trải dài khắp Guatemala, Honduras, El Salvador và Nicaragua. Khu vực này dài 1.600 km, rộng 100-400 km, là nơi sinh sống của hơn 11,5 triệu người, hầu hết ở nông thôn.
Trong thập kỷ qua, các quốc gia trong hành lang khô phải hứng chịu hạn hán kéo dài và nhiều cơn bão, gây thiệt hại mùa màng trên diện rộng. Dữ liệu của chính phủ Guatemala cho thấy, trong 9 tháng đầu năm nay, có ít nhất 127 trẻ em tử vong có liên quan đến nạn đói, tăng so với 96 trường hợp cùng kỳ năm ngoái.
Ngày càng có nhiều người nhận định rằng, thiệt hại mùa màng do biến đổi khí hậu là một trong những lý do phức tạp dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và hiện tượng di cư ở Guatemala. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), nhiều chuyên gia và Bộ Ngoại giao Mỹ ủng hộ quan điểm này.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, cùng với các yếu tố khác, ác mộng ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu có thể đóng vai trò là yếu tố chính dẫn đến quyết định rời bỏ nhà cửa ở nông thôn để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
0