Nam Phi đặt ưu tiên cho Hội nghị G20 năm 2025
Nam Phi là quốc gia châu Phi đầu tiên giữ cương vị chủ tịch luân phiên của G20, tổ chức được thành lập để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu.
Phát biểu tại Lễ công bố chính thức nhiệm kỳ Chủ tịch G20, Tổng thống Ramaphosa cho biết, ông sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy các ưu tiên phát triển của châu Phi và Nam bán cầu. Trong đó, ưu tiên đầu tiên của Nam Phi là tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa khí hậu; ưu tiên thứ hai sẽ là đảm bảo tính bền vững của các khoản nợ của các quốc gia thu nhập thấp, vốn đã là chủ đề cốt lõi của G20 trong những năm gần đây. Các ưu tiên khác sẽ bao gồm: tăng cường tài trợ để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đảm bảo rằng các khoáng sản quan trọng được khai thác ở châu Phi, mang lại lợi ích cho các quốc gia và cộng đồng nơi chúng có nguồn gốc.
Dự kiến Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của các nhà lãnh đạo G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Johannesburg vào tháng 11/2025. Sau Nam Phi, Mỹ sẽ tiếp quản chức chủ tịch G20 tiếp theo.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0