Mỹ thông qua bản đồ của Maroc bao gồm cả Tây Sahara

" Đây là hành động hiện thực hóa theo tuyên bố mạnh mẽ chỉ hai ngày trước của Tổng thống Trump: công nhận chủ quyền của Maroc đối với Tây Sahara " , Đại sứ David Fischer nói trước khi ký văn bản công nhận bản đồ mới của Vương quốc Maroc.
Bản đồ này, tích hợp toàn bộ lãnh thổ sa mạc mà Maro và phe ly khai của Mặt trận Polisario đã tranh chấp trong nhiều thập kỷ, được hỗ trợ bởi Algeria.
Hôm thứ Năm vừa qua, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Donald Trump tuyên bố ông công nhận chủ quyền của Maroc đối với thuộc địa cũ của Tây Ban Nha đang tranh chấp, đổi lấy cam kết của Rabat trong việc bình thường hóa quan hệ với Israel.
Quyết định này ngay lập tức bị Mặt trận Polisario phản đối, đồng thời kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hợp quốc lên kế hoạch để giải quyết tình trạng của " lãnh thổ không tự trị " này được thừa hưởng từ quá khứ thuộc địa của lục địa châu Phi. Maroc đang đề xuất một kế hoạch tự trị thuộc chủ quyền của mình.
Algeria và Nga đã phản đối sự can thiệp nước ngoài vào vấn đề nội bộ của Maroc và coi đây là hành động nằm ngoài luật pháp quốc tế.
Về phần mình, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng lập trường của họ đối với Tây Sahara vẫn không thay đổi. Tổ chức này đã tranh luận trong nhiều năm, mà không có nhiều kết quả, cho một giải pháp chính trị.
Các cuộc đàm phán dưới sự bảo trợ của LHQ đã bị đình trệ kể từ mùa xuân năm 2019. Mặt trận Polisario cho biết họ đang " trong tình trạng chiến tranh tự vệ " kể từ khi Maroc triển khai quân đội vào ngày 13 tháng 11 tại một vùng đệm do lực lượng Liên Hợp Quốc giám sát ở cực nam của lãnh thổ, để tiêu diệt một nhóm các nhà hoạt động vì độc lập Sahrawi đang chặn con đường duy nhất đến Mauritania.
Trong khi quân đội Maroc kể từ đó vẫn giữ nguyên vị trí của họ để " đảm bảo an toàn " cho con đường này, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không đưa ra bình luận nào về vấn đề này.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0