Mỹ phát minh dọn rác vũ trụ bằng trí tuệ nhân tạo
Các hoạt động không gian những năm gần đây ngày càng trở nên sôi động khi nhiều quốc gia tăng tốc chương trình thám hiểm và chinh phục lĩnh vực còn nhiều không gian khai phá này.
Theo hãng công nghệ Privateer, họ sử dụng dữ liệu từ Bộ chỉ huy không gian Mỹ cũng như nhiều hãng vận hành vệ tinh trên thế giới để cung cấp cho nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên Wayfinder. Nền tảng này chịu trách nhiệm theo dõi hơn 35.000 vật thể là rác vũ trụ có kích thước từ 10 cm trở lên.

Ông Declan Lynch, Giám đốc Quản lý doanh thu Privateer cho biết: “Mỗi mảnh rác vũ trụ di chuyển với vận tốc hơn 27.000 km/h. Nhờ trí tuệ nhân tạo, chúng tôi không chỉ theo dõi mà còn có thể dự đoán chính xác và nhanh chóng quỹ đạo của chúng trong 72 giờ đồng hồ.”
Rác vũ trụ vốn là những vật thể nhân tạo như các mảnh vụn từ vệ tinh, tên lửa, các thiết bị của con người phóng lên không gian. Chúng bay với vận tốc rất cao và có thể gây hư hại nặng tàu vũ trụ, vệ tinh hoặc trạm không gian. Theo công ty Privateer, trong bối cảnh rác vũ trụ ngày càng nhiều trên quỹ đạo Trái đất, việc theo dõi và xác định đường bay của chúng đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho các sứ mệnh không gian.

Ông Ông Declan Lynch, Giám đốc Quản lý doanh thu Privateer cho biết thêm: “Khi chúng ta đưa nhiều vật thể hơn vào không gian, các đường quỹ đạo sẽ trở nên đông đúc. Chúng tôi cho rằng trách nhiệm quản lý Trái đất không chỉ dừng lại ở bầu khí quyển mà còn mở rộng sang tất cả những thứ mà chúng ta đang đưa vào không gian”.
Từ tàn dư của chương trình Apollo cho đến chất thải từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS, các tầng tên lửa đã qua sử dụng, các vệ tinh ngừng hoạt động, nhiên liệu đông lạnh..., rác thải vũ trụ đã tích tụ trên quỹ đạo Trái đất trong khoảng 7 thập kỷ qua, kể từ khi vệ tinh đầu tiên được phóng vào năm 1957.
Theo ước tính của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), khoảng 120 triệu mảnh vụn trôi nổi trong không gian, với hàng trăm nghìn vật thể cực nhỏ, với kích thước khoảng hơn 1cm quay trở lại bầu khí quyển và rơi xuống Trái đất.

Thống kê của các nhà khoa học chỉ ra rằng, mỗi tuần có tới khoảng 1 tấn mảnh vụn không gian đi vào bầu khí quyển. Với số lượng khổng lồ như vậy, đã có những sự cố được ghi nhận do các vụ va chạm với rác thải vũ trụ cũng như từ việc rác thải vũ trụ rơi trở lại Trái đất. Do đó, công ty Privateer kỳ vọng sẽ giúp các đơn vị lựa chọn, đầu tư hiệu quả hơn vào các vệ tinh được phóng lên vũ trụ, bên cạnh đó giảm rác thải trong không gian.


Lực lượng Vũ trang Ấn Độ tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu quân sự quan trọng, sau loạt đòn tấn công nhằm vào các cơ sở bị cáo buộc là của khủng bố tại Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Tại hạt Siaya, miền Tây Kenya, một sáng kiến trồng cây kết hợp công nghệ số đang mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.
Du khách quốc tế có thể hóa thân thành học sinh trung học một cách chân thực khi ghé thăm thị trấn Kimitsu, cách Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) khoảng 60km.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, Washington và Bắc Kinh đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại Geneva, Thụy Sĩ, về việc xoa dịu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.
0