Mỹ mời Nga tham dự Hội nghị APEC
“Chúng tôi đã rất nhất quán và rất rõ ràng rằng, việc tham gia APEC sẽ tuân thủ luật pháp và quy định của Mỹ, đồng thời chúng tôi đang nỗ lực hướng tới sự tham gia phù hợp của tất cả các nền kinh tế thành viên APEC”, ông Murray nói.
Về vấn đề Mỹ gửi lời mời chính thức tới Nga, ông Murray nhấn mạnh cam kết mà Washington đưa ra khi đề nghị đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC. Mỹ sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh APEC tại San Francisco, với chủ đề “Xây dựng một tương lai bền vững và khả năng phục hồi cho mọi người”.
Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, sự kiện quốc tế này sẽ thu hút hàng chục nghìn quan khách, trong đó có Tổng thống Biden và các quan chức nước ngoài. Các khu vực rộng lớn của thành phố sẽ bị đóng cửa, giao thông trở nên phức tạp - đồng thời đưa San Francisco trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu và đem lại hàng triệu đô la từ du lịch cho ngân sách của thành phố.

APEC là từ viết tắt của Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, diễn đàn để các nền kinh tế vành đai Thái Bình Dương thảo luận về các vấn đề thương mại và tăng trưởng kinh tế. Được thành lập vào năm 1989 với 12 thành viên, trong đó có Mỹ, nay nhóm này đã mở rộng lên 21 thành viên. Kể từ khi được thành lập, APEC đã là một nền tảng quan trọng để thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng bền vững ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng kết nối chặt chẽ.
Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế dự kiến sẽ có mặt tại San Francisco để tham dự sự kiện này, bao gồm tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và hàng trăm nhà báo nước ngoài.

Các nền kinh tế thành viên APEC gồm Australia; Brunei, Canada; Chile; Trung Quốc; Hồng Kông(Trung Quốc); Đài Loan (Trung Quốc) Indonesia; Nhật Bản; Hàn Quốc; Malaysia; Mexico; New Zealand; Papua New Guinea; Philippines; Nga; Singapore; Thái Lan; Mỹ; Peru và Việt Nam.
(Nguồn: Sputnik)


Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.
Giới chức Ấn Độ cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng trong vụ sập một tòa chung cư ở vùng ngoại ô Thủ đô New Delhi, vào sáng sớm 19/4 theo giờ địa phương.
Vòng đàm phán cấp cao thứ hai giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân của Tehran đã kết thúc tại Rome, Italy, với tín hiệu tích cực nhưng thận trọng.
0