Mỹ, Hàn Quốc nỗ lực đối phó với Triều Tiên
Ngày 13/11, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã ký kết văn kiện quân sự chiến lược sửa đổi tại Hội nghị Tư vấn An ninh thường niên (SCM) giữa hai nước đồng minh tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Thỏa thuận có tên gọi “Chiến lược răn đe phù hợp” (TDS) được soạn thảo lần đầu tiên vào năm 2013, là một chiến lược nhằm ngăn chặn các mối đe dọa hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên. Thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, việc sửa đổi văn bản này được coi là cần thiết, vì chiến lược hiện tại không đáp ứng kịp với những tiến bộ nhanh chóng trong chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Nội dung cập nhật không được đề cập rõ, song Mỹ khẳng định sẽ sử dụng các tài sản quân sự chiến lược của nước này, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ các đồng minh.

Cũng tại hội nghị SCM, hai quan chức quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc nhất trí tăng cường tập trận chung giữa hai nước, cũng như đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản để ngăn chặn và chuẩn bị tốt hơn cho bất kỳ cuộc tấn công nào của Triều Tiên. Theo bộ trưởng Lloyd Austin, trong năm qua quân đội Mỹ đã triển khai nhiều lực lượng và thiết bị quân sự tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân và máy bay B-52. Nỗ lực này nhằm tăng khả năng “ứng phó với bất kỳ điều gì có thể xảy ra”.
Theo một nghiên cứu công bố hồi tuần trước của Hội đồng Đại Tây Dương, những thay đổi gần đây về năng lực hạt nhân và ý định của Triều Tiên có thể khiến khả năng răn đe của Mỹ và Hàn Quốc “rơi vào thất bại” trong thập kỷ tới. Do đó, các nước đồng minh này cần thực hiện các bước quan trọng để tăng cường khả năng răn đe. Nghiên cứu tổng hợp có sự đóng góp của 100 chuyên gia cũng chỉ ra rằng mặc dù một cuộc tấn công hạt nhân tổng lực là kịch bản dường như sẽ không xảy ra, song Bình Nhưỡng có thể tiếp tục làm leo thang căng thẳng với các cuộc thử nghiệm tấn công hạt nhân.
(Theo Reuters, KBS)


Sau khi giải phóng khu định cư Oleshnya, quân đội Nga chỉ còn phải đánh bật lực lượng Ukraine khỏi khu định cư Gornal để hoàn tất việc giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Kursk.
Nhiều máy bay phản lực F-18 và F-35 từ tàu sân bay USS Harry S. Truman và USS Carl Vinson đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Houthi từ một địa điểm không xác định ở Yemen như một phần trong các hoạt động đang diễn ra của Mỹ trong khu vực.
Quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công chính xác vào một tòa nhà ở thành phố Kharkov, miền Đông Ukraine, nơi được cho là cứ điểm tạm thời của các lính đánh thuê nước ngoài.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo các binh sĩ thuộc nhóm lực lượng "phương Tây" của Nga đã sử dụng một loại máy bay không người lái (UAV) cảm tử do họ thiết kế để tấn công và phá hủy một vị trí quân sự của Ukraine tại khu vực Kharkov.
Theo các nhà lập pháp Ukraine, chính phủ nước này thay đổi chính sách nhằm tuyển thêm lính đánh thuê nước ngoài để bổ sung vào lực lượng quân đội.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tổng số thương vong của lực lượng vũ trang Ukraine trong các hoạt động quân sự theo hướng Kursk lên tới 74.780 quân nhân.
0