Mỹ gửi sát thủ xe tăng Bradley tới Ukraine
Đợt hỗ trợ mới nhất này cũng là lần đầu tiên Mỹ cung cấp cho Ukraine xe bọc thép Bradley, được mệnh danh là "sát thủ xe tăng". Bradley là phương tiện chiến đấu bộ binh chủ lực của Mỹ, được sản xuất bởi BAE Systems từ năm 1981. Tuy không phải là dòng xe chiến đấu bộ binh (IFV) tốt nhất thế giới, nhưng Bradley được cho là có uy lực ngang hàng hoặc thậm chí vượt trội hơn một số xe chiến đấu bộ binh trong kho vũ khí của Nga và Ukraine. Xe được thiết kế để vận chuyển bộ binh hoặc các đơn vị trinh sát, mang lại khả năng cơ động, hỏa lực và khả năng bảo vệ cao.
Mỹ và các đồng minh khác cũng đang tận dụng những tháng mùa đông để gửi một lượng lớn vũ khí và thiết bị mà Ukraine sẽ cần khi chiến sự nóng lên vào mùa xuân.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói: “Lần đầu tiên chúng tôi nhận được xe bọc thép Bradley. Đó chính là thứ chúng tôi cần. Pháo và đạn pháo mới, bao gồm cả loại dẫn đường chính xác. Tên lửa mới, máy bay không người lái mới. Sự viện trợ đúng lúc và mạnh mẽ."
Trước đó, Ukraine liên tục yêu cầu hỗ trợ xe tăng, nhưng Mỹ và các đồng minh từ chối gửi các phương tiện bọc thép nặng hơn, mạnh hơn và phức tạp hơn. Số vũ khí, phương tiện quân sự trên đánh dấu sự thay đổi lớn của chính quyền Washington sau nhiều tháng kiên trì trước sự kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ukraine muốn Mỹ chuyển thêm vũ khí sát thương, nhưng Mỹ lo ngại có thể gây leo thang xung đột với Nga.
Mỹ đã gửi khoảng 21,3 tỷ đô la viện trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi chiến sự bắt đầu. Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov cho biết "quyết định" gửi xe bọc thép Bradley đến Ukraine cho thấy Mỹ đã không lắng nghe những lời kêu gọi tính đến những hậu quả có thể xảy ra nếu Washington thực hiện hành động nguy hiểm như vậy."
Đại sứ Anatoly Antonov cho rằng hành động này cho thấy sự thiếu thiện chí đối với việc giải quyết bằng giải pháp chính trị. Mỹ đang gửi ngày càng nhiều vũ khí mạnh hơn cho Ukraine, khi cuộc xung đột có những diễn biến mới và nhu cầu của Ukraine thay đổi. Các hệ thống vũ khí được gửi đến cho Kiev ngày càng phức tạp hơn, bao gồm Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) và Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS).
Mới đây nhất, Mỹ cam kết gửi hệ thống tên lửa Patriot để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga, đồng thời tiến hành đào tạo và cung cấp hậu cần cần thiết khác cho Ukraine.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0