Mỹ buông bỏ tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine

Thất vọng và bực bội, ngậm ngùi và cay đắng là tâm trạng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi chính quyền mới ở Mỹ phải tuyên bố buông bỏ vai trò ngoại giao trung gian giữa các bên liên quan để mong có được giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự tin quả quyết và mạnh miệng tuyên bố sẽ chấm dứt cuộc chiến này trong thời hạn chỉ một ngày? Ông là tác giả đứng tên cuốn sách "Nghệ thuật có được thoả thuận" mà những chiêu thức thuộc diện tuyệt học trong đó lại áp dụng không thành công trong chuyện cuộc chiến ở Ukraine.

Phía Mỹ cho biết sẽ tìm cách tiếp cận khác và sử dụng phương pháp khác, để Nga và Ukraine tự giải quyết với nhau. Đáng chú ý, quyết định buông bỏ được phía Mỹ đưa ra sau khi Mỹ và Ukraine ký kết thoả thuận về cùng sử dụng nguồn khoáng sản của Ukraine, gia hạn những biện pháp chính sách trừng phạt Nga và lần đầu tiên chính quyền của ông Trump viện trợ quân sự cho Ukraine. Có thể thấy, ông Trump và cộng sự không còn tiếp tục đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán giúp chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, nhưng vẫn duy trì những con bài mà phía Mỹ hiện có được để tiếp tục chơi cuộc chơi này với cả Nga lẫn Ukraine.

Mỹ không còn can dự nữa vào cuộc tìm kiếm giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine cũng có nghĩa ông Trump sẽ xem xét lại và có thể sẽ không tiếp tục những điều chỉnh chính sách đã được bắt đầu thực thi đối với Nga. Giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến này thêm xa vời, cuộc chiến sẽ tiếp tục dai dẳng và chưa biết đến khi nào mới có thể kết thúc.

Mỹ không thay đổi chính sách đối với Nga theo hướng Nga mong muốn, Nga càng không sẵn sàng chấp nhận đi vào đàm phán hoà bình với Ukraine. Mỹ không gia tăng sức ép đối với EU, NATO và Ukraine; Ukraine càng không sẵn sàng chấp nhận cùng Nga thương thảo về giải pháp chính trị hoà bình. Lý do đơn giản là bên này đưa ra những điều kiện tiên quyết mà phía bên còn lại không chấp nhận.

Ông Trump cài số lùi vì nhận thấy rằng có thể thoả thuận được với Nga nhưng không ép buộc nổi EU và Ukraine chấp nhận những điều kiện của Nga mà phía Mỹ đã chấp thuận. Ông buộc phải buông bỏ vì thấy nỗ lực ngoại giao của Mỹ không thể đưa lại thành công, cách tiếp cận giải pháp của Mỹ không tháo gỡ được bế tắc và Mỹ không có đủ cả thế lẫn uy để buộc cả Nga lẫn Ukraine và EU chịu đi vào đàm phán hoà bình. Cứ bám giữ sẽ sa lầy, càng sa lầy tổn hại sẽ thêm lớn, thất bại thêm nặng nề. Do vậy, thức thời để "tránh mưa từ khi mưa chưa đổ" là thượng sách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Iran đã tiến hành thành công vụ phóng thử tên lửa đạn đạo mới mang tên Qassem Basir có tầm bắn lên đến 1.200 km - hãng thông tấn Mehr ngày 4/5 đưa tin.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rạng sáng 5/5 tuyên bố sẽ có hành động đáp trả mạnh mẽ nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen và Iran, sau vụ tấn công bằng tên lửa nhắm vào sân bay quốc tế Ben Gurion - cửa ngõ hàng không chính của Israel.

Thất vọng và bực bội, ngậm ngùi và cay đắng là tâm trạng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi chính quyền mới ở Mỹ phải tuyên bố buông bỏ vai trò ngoại giao trung gian giữa các bên liên quan để mong có được giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Một vụ nổ đã xảy ra tại một tòa nhà dân cư ở phía Tây Nam Thủ đô Moscow của Nga vào tối ngày 4/5 (giờ địa phương), gây ra hỏa hoạn khiến 2 người thiệt mạng và 6 người bị thương.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố, Ukraine không thể trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU) nếu không có sự chấp thuận từ Budapest.

Tại làng Sumenep, đảo Madura của Indonesia, cát không chỉ trải dài trên những bãi biển mà còn phủ đầy trong từng góc nhà của người dân. Ở vùng đất này, từ bao đời nay, người dân duy trì một tập quán độc đáo, đó chính là ngủ trực tiếp trên cát.