Mỹ: Bùng phát dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất lịch sử

Theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dịch cúm gia cầm bùng phát tại nước này đã giết chết 50,54 triệu con gia cầm. Đây là đợt bùng phát dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Mỹ đang phải đối mặt với dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất lịch sử nước này.

 

Con số kỷ lục trước đó là vào năm 2015, khi dịch cúm gia cầm giết chết 50,5 triệu con gia cầm.

Toàn bộ đàn gia cầm, có thể lên tới hàng triệu con tại các trang trại gà đẻ trứng, cũng bị tiêu hủy nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh sau khi nhà chức trách phát hiện một trường hợp có kết quả  dương tính.

Việc tiêu hủy đàn gia cầm đã khiến giá trứng và thịt gà tây tăng cao kỷ lục, khiến lễ Tạ ơn năm nay trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Điều này càng làm tăng thêm gánh nặng về kinh tế đối với người tiêu dùng hiện đang phải đối mặt với lạm phát. 

Dữ liệu của USDA cho thấy đợt bùng phát ở Mỹ, bắt đầu vào tháng 2, đã lây nhiễm các đàn gia cầm và các loài chim trên khắp 46 tiểu bang. Các loài chim hoang dã như vịt truyền vi-rút, được gọi là cúm gia cầm độc lực cao (HPAI), qua phân, lông hoặc tiếp xúc trực tiếp với gia cầm.

Các quan chức chính phủ Mỹ đang nghiên cứu các bệnh dịch tại các trang trại gà tây với hy vọng đưa ra các khuyến nghị mới để ngăn ngừa dịch. USDA cho biết các trang trại gà tây chiếm hơn 70% số trang trại gia cầm bị nhiễm bệnh trong đợt bùng phát.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết mọi người nên tránh tiếp xúc với những con chim có vẻ ốm yếu hoặc đã chết, mặc dù nguy cơ lây bệnh đối với người là thấp.

Trong khi đó, Châu Âu và Anh cũng đang trải qua cuộc khủng hoảng cúm gia cầm tồi tệ nhất. Một số siêu thị ở Anh đã hạn chế số lượng trứng mỗi khách, sau khi dịch bệnh bùng phát làm gián đoạn nguồn cung.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.