Mỹ ban hành luật cấm nhập khẩu nguyên liệu hạt nhân Nga

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký thông qua luật nhằm cấm nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden đã ký thành luật lệnh cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực của Washington nhằm gây áp lực lên chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Đạo luật được Tổng thống Joe Biden ký ban hành tối 13/5 sẽ cấm hoàn toàn nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga sau 90 ngày. Động thái cũng kích hoạt gói chi tiêu 2,7 tỷ USD cho nỗ lực thiết lập nguồn cung uranium nội địa cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ. Tuy nhiên, lệnh này cũng cấp quyền cho Bộ Năng lượng Mỹ quyền miễn trừ trong trường hợp có lo ngại về nguồn cung. Điều này có nghĩa là Washington vẫn có thể nhập khẩu uranium làm giàu của Nga nếu họ không tìm được nguồn thay thế. Theo đạo luật, Bộ Năng lượng Mỹ có thể cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu uranium từ Nga cho đến năm 2028 nếu họ chưa tìm được nguồn cung thay thế hoặc trong trường hợp vì lợi ích quốc gia. Giới chức Nga chưa lên tiếng về động thái trên.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, Nga là bên cung cấp khoảng 25% lượng uranium sử dụng cho các lò phản ứng ở Mỹ, giá trị khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Sau khi căng thẳng Nga - Mỹ leo thang liên quan chiến sự ở Ukraine năm 2022, Washington lo ngại Moskva có thể dừng xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân để đáp trả.

Hồi tháng 2, RIA Novosti trích dẫn số liệu thống kê chính thức cho thấy, Mỹ đã nhập khẩu lượng uranium của Nga trị giá 1,2 tỷ USD vào năm ngoái, mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Mỹ có trữ lượng uranium riêng nhưng không đủ để cung cấp cho ngành điện hạt nhân của nước này. Trong khi đó, Nga có tổ hợp làm giàu uranium lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa công suất toàn cầu.  

Nga hiện sở hữu khoảng 50% cơ sở hạ tầng làm giàu uranium của thế giới. Quá trình chuyển đổi uranium khai thác từ các mỏ nguyên liệu trở thành uranium làm giàu cho các lò phản ứng hạt nhân thường mất 3-5 năm và việc thay thế nguồn cung không phải là dễ dàng. Theo tờ Nikkei, vị thế của Nga trong thị trường nguyên liệu cho điện hạt nhân có thể tạo ra một thách thức lớn cho các nước phương Tây dù họ đang cố gắng thoát sự phụ thuộc vào năng lượng của Moscow.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, đồng USD cũng sụt giảm trong phiên giao dịch sáng 21/4.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 21/4. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông kể từ khi nhậm chức.

Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.

Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.