Một tỷ người mắc bệnh béo phì trên toàn cầu

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trên toàn cầu hiện có hơn một tỷ người đang phải chung sống với bệnh béo phì. Đặc biệt số người béo phì đang tiếp tục gia tăng nhanh hơn dự đoán, phần lớn là do sự chuyển đổi nhanh chóng từ thiếu cân, suy dinh dưỡng sang béo phì ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Liên đoàn Bệnh béo phì Thế giới đã ước tính rằng sẽ có 1 tỷ người mắc bệnh béo phì vào năm 2030, nhưng con số đó đã bị vượt qua vào năm 2022 đến mức cao hơn cả số người thiếu cân ở hầu hết các quốc gia, bao gồm nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trước đây phải vật lộn với tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Tỷ lệ béo phì và thiếu cân là "gánh nặng kép của tình trạng"

Ông Francesco Branca Giám đốc Cơ quan dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của WHO chia sẻ: "Trong 30 năm qua, tỷ lệ béo phì đã gia tăng đáng kể. Và tỷ lệ thiếu cân chỉ giảm ở mức độ vừa phải. Do đó, về tổng thể, sự kết hợp này, được gọi là gánh nặng kép, đã khiến tình trạng dinh dưỡng của người dân trở nên tồi tệ hơn".

Ông Francesco Branca Giám đốc Cơ quan dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của WHO

Báo cáo này được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát độc lập với dữ liệu thu thập từ hơn 220 triệu người ở hơn 190 quốc gia.

Ông Francesco Branca Giám đốc Cơ quan dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của WHO cho biết: "Tỷ lệ lưu hành cao nhất được quan sát thấy ở Quần đảo Thái Bình Dương và Mỹ, cũng như ở Nam Mỹ. Điều này đặc biệt xảy ra đối với bệnh béo phì. Ở những quốc gia nơi tỷ lệ suy dinh dưỡng cao vào những năm 90, chúng tôi đã thấy sự giảm xuống nhưng mức giảm này lại bị bù đắp bằng sự gia tăng lớn hơn nhiều về tỷ lệ béo phì".

Báo cáo cho biết tỷ lệ béo phì ở người lớn đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2022 và tăng hơn gấp bốn lần ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi 5-19. Trong khi đó, cùng thời gian này tỷ lệ bé gái, bé trai và người trưởng thành suy dinh dưỡng lần lượt giảm 1/5, 1/3 và 1/2. Suy dinh dưỡng nghiêm trọng rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ em và ở mức nghiêm trọng nhất, có thể dẫn tới tử vong. Tình trạng béo phì cũng dẫn tới nguy cơ cao mắt các bệnh tiểu đường, bệnh tim và thận cũng như một loạt các căn bệnh dẫn tới tàn tật và tử vong cao.

Tỷ lệ béo phì ở người lớn đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2022

Béo phì và thiếu cân được phân loại theo chỉ số khối cơ thể BMI, tính theo tỉ lệ cân nặng  trên chiều cao. Người trưởng thành được phân loại là béo phì nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 30 và được phân loại là thiếu cân nếu chỉ số BMI của họ dưới 18,5. Trẻ em và thanh thiếu niên được xác định là béo phì hoặc thiếu cân dựa trên tiêu chí về độ tuổi và giới tính theo độ tuổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.

Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).

Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.