Mở rộng hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo Đại học

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, liên kết quốc tế (LKQT) đào tạo đang là một xu thế tất yếu của các trường đại học Việt Nam. Đến nay, nhiều trường Đại học cũng đã và đang mở rộng hợp tác, nâng cao chất lượng các chương trình LKQT của mình.

Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những đơn vị giáo dục đầu tiên của nước ta tiên phong trong việc tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới.

Giáo sư Kai Peters - Phó hiệu trưởng trường Conventry (Vương quốc Anh) chia sẻ: "Liên kết đào tạo quốc tế không chỉ mang lại cho sinh viên Việt Nam kiến thức mà còn giúp cho các em có thêm nhiều kỹ năng khác nữa. Tiếp cận với sự đa dạng về văn hoá,  các em sẽ có góc nhìn rộng hơn, biết được người Châu Âu đánh giá như thế nào về nền kinh tế Châu Á ".

Khởi nguồn từ dự án đào tạo từ xa do Tổ chức phát triển Quốc tế của Thụy điển (Sida) tài trợ vào đầu những năm 1990, đến nayViện Đào tạo Quốc tế đang tổ chức triển khai bảy ngành học ở bậc Đại học, bốn ngành ở bậc Cao học và Tiến sĩ liên kết với các trường đối tác ở vương quốc Anh, Mỹ và Đức. Đưa các yếu tố giáo dục quốc tế vào Việt Nam một cách có chọn lọc, dần dần xây dựng các chương trình đào tạo quốc tế của chính mình, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế một cách toàn diện của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, thứ trưởng  Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục cho Viện Đào tạo Quốc tế - đơn vị đã đặt những viên gạch đầu tiên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học của Việt Nam tiệm cận với chuẩn quốc tế. Chủ động hợp tác quốc tế, các trường Đại học đã thực sự xây dựng được những chương trình liên kết bài bản, đào tạo sinh viên mang bản lĩnh của những công dân toàn cầu, đóng góp vào sự đổi mới của giáo dục Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.

Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.

Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Chương trình ôn thi trên truyền hình và trực tuyến của Đài Hà Nội không chỉ mang đến phương pháp học tập, ôn thi hiệu quả cho các em học sinh mà còn giúp các giáo viên trong nghề bồi dưỡng thêm chuyên môn từ chính đồng nghiệp của mình.

Thành phố Hà Nội đang ưu tiên nguồn lực, tích cực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu từ 80 - 85% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025.