Miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi điểm xét tốt nghiệp
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh dự thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc gồm Toán và Ngữ Văn, 2 môn còn lại do thí sinh chọn trong các môn được học ở lớp 12.
Theo quy định được nêu tại dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, các thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT gồm: Là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, người có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ được quy định tại phụ lục của quy chế hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (đạt từ bậc 3 trở lên và có giá trị sử dụng đến ngày làm thủ tục dự thi) được miễn thi bài thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Điểm mới đáng chú ý tại dự thảo so với quy định hiện hành là thí sinh có đủ điều kiện miễn thi bài thi ngoại ngữ thì sẽ không được quy đổi điểm để tính vào tổng điểm xét tốt nghiệp.
Theo quy định hiện hành, thí sinh đủ điều kiện miễn bài thi ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất Quốc hội dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi nội dung: Học sinh tốt nghiệp cấp 2 chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng. Sự thay đổi này phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.
Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật nên xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em.
0