Mẹ cho con bú nên kiêng ăn gì?

(HanoiTV) - Trong thời kỳ cho con bú, chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Dưới đây là những thực phẩm gây mất sữa các mẹ nên tránh dùng:

Trứng

Khi đang cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho con (bơ sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng,…), trong đó có trứng. Nếu vẫn muốn bổ sung trứng vào thực đơn ăn uống hàng ngày, mẹ nên ăn với một lượng nhỏ và theo dõi các dấu hiệu dị ứng (nếu có) ở con.

Cá không khiến trẻ khó chịu khóc quấy hay trướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của bạn. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần.

Năm loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn nên tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Hải sản có vỏ cứng

Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ hải sản có vỏ cứng. Bởi hải sản lạnh và tanh có thể khiến bé bị đau bụng. Trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn hải sản, nếu có ăn hãy tìm hiểu trước xem trong gia đình mình có ai bị dị ứng hay không.

Bông cải xanh

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn bông cải xanh, súp lơ hoặc loại rau gây đầy hơi có thể làm bé cũng bị ngứa ngáy, trướng bụng. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với tất cả mọi người.

Tốt nhất, nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, mẹ có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé có tiến triển tốt hơn không. Không nên ngưng hoàn toàn mà nên ăn lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé vì đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe.

Nếu có thể, mẹ nên hấp sơ thay vì ăn sống, sẽ giúp cải thiện chứng đầy hơi của bé.

Lá lốt

Lá lốt là một trong những thực phẩm hàng đầu khiến chị em nhanh chóng bị mất sữa. Chỉ cần sơ ý ăn một vài miếng lá lốt kèm theo các món ăn (bò cuộn lá lốt, ốc nấu chuối lá lốt…), chị em sẽ thiếu sữa cho bé bú.

Các đồ ăn cay

Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.

Thực phẩm “nặng mùi”

Một số bé nhạy cảm có thể thấy khó chịu và bỏ bú khi phát hiện mùi “lạ” trong sữa. Nguyên nhân là vì thực phẩm có chứa tỏi, hành… có thể nhiễm mùi vào sữa mẹ nên mẹ nên hạn chế ăn các gia vị này trong thời gian cho con bú. Nếu bé “chấp nhận” những mùi vị đặc biệt này thì mẹ hoàn toàn có thể ăn mà không phải bận tâm nhé.

Các sản phẩm từ sữa

Nhiều em bé không thể dung nạp được một số loại sữa như sữa bò, vì thế khi mẹ ăn/uống các thực phẩm từ bơ sữa (sữa chua, phô mai, kem,…) thì con có thể bị dị ứng bởi các chất gây dị ứng sẽ đọng lại trong sữa mẹ. Các triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn, không ngủ được hoặc các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước. Khi ấy, mẹ hãy ngưng dùng các sản phẩm từ bơ, sữa này một thời gian để kiểm tra.

Bạc hà

Bạc hà và các tinh dầu bạc hà khi sử dụng quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa của các bà mẹ. Uống 1 cốc trà bạc hà mỗi ngày thì không sao thậm chí còn giúp tinh thần thoải mái hơn nhưng nếu bạn uống khoảng 1 lít mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra. Tuy nhiên, các loại siro và bánh kẹo khác được làm từ tinh dầu bạc hà lại là một vấn đề khác hẳn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ thưởng thức nhiều kẹo bạc hà mỗi ngày ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt trong lượng sữa hút được.

Đồ uống có chất kích thích

Caffein có trong cà phê và đồ uống có ga có thể nhiễm vào sữa mẹ và đi vào cơ thể bé khiến con bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là không ngủ được và quấy khóc. Mẹ nên từ bỏ sở thích này của mình đi nhé hoặc chỉ uống ngay sau khi bé bú xong.

Đồ uống chứa cồn có thể giảm phản xạ tiết sữa của mẹ cũng như gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ nhiều và em bé bị tăng cân bất thường.

Trái cây có múi

Những trái cây có múi thường được các mẹ ưa thích vì đây là loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào cho mẹ. Tuy nhiên các mẹ nên biết rằng, một số hợp chất có trong các loại trái cây họ cam, quýt khi vào sữa mẹ có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, khiến con bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc hăm tã, nổi mẩn đỏ trên da. Do đó, vì lợi ích của trẻ, mẹ nên hạn chế uống nước cam hoặc ăn quít. Thay vì ăn cam, quýt, các mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm thay thế như đu đủ, xoài.

Biết những thực phẩm mẹ không nên ăn khi cho con bú, chị em sẽ có thể bảo vệ được sức khỏe của bản thân lẫn thiên thần nhỏ của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.