MBBank mua cổ phiếu để huỷ?

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) vừa bổ sung tài liệu cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) sẽ diễn ra vào ngày 26/4 tới đây. Đáng chú ý, tài liệu bổ sung chính là tờ trình xin ý kiến ĐHĐCĐ về việc mua cổ phiếu quỹ.

Mua cổ phiếu quỹ là việc một doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính mình từ cổ đông. Có thể mua thỏa thuận riêng hoặc mua từ thị trường. Tuy nhiên, từ năm 2021, quy định về mua cổ phiếu quỹ có thay đổi mang tính bước ngoặt: đó là doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ về buộc phải huỷ đi. Việc huỷ cổ phiếu khiến cho vốn điều lệ của doanh nghiệp giảm đi một khoản tương ứng.

Trước đây, doanh nghiệp có quyền mua cổ phiếu quỹ rồi để đó và bán ra khi giá cổ phiếu tăng. Đó là cách mà nhiều doanh nghiệp đã tiến hành khi giá cổ phiếu trên thị trường bị giảm.

Quy định huỷ cổ phiếu quỹ đã mua bởi vì cơ quan quản lý e ngại việc doanh nghiệp thao túng, làm giá cổ phiếu của chính mình. Đó là lý do từ khi có quy định mới, hầu như rất ít doanh nghiệp ra quyết định mua cổ phiếu quỹ. Thương vụ mua cổ phiếu quỹ đáng chú ý nhất sau khi có quy định mới, đó là thương vụ Vinhomes bỏ ra khoảng 10.500 tỷ đồng để mua về 247 triệu cổ phiếu của chính họ.

Nhìn việc mua cổ phiếu quỹ rồi huỷ đi là một việc làm vô dụng, vậy nhưng với cổ phiếu của một doanh nghiệp thì khác. Mua cổ phiếu quỹ giúp giảm số lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường. Một khi nguồn cung giảm, giá cổ phiếu có khả năng tăng lên. Bên cạnh đó, giảm số lượng cổ phiếu lưu hành cũng giúp các chỉ số cơ bản của cổ phiếu tốt lên, ví dụ như chỉ số EPS, hay còn gọi là Earning per Share, là mức thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu.

Nói chung, khi doanh nghiệp rút ví ra mua cổ phiếu, cổ đông sẽ là người được hưởng lợi. Một công ty cổ phần hay ngân hàng thương mại cổ phần luôn hoạt động với mục tiêu tối đa hoá lợi ích cho cổ đông, những người chủ thực sự của công ty.

Nhiều người suy diễn rằng, doanh nghiệp có thể chỉ đánh tiếng mua cổ phiếu để tạo hiệu ứng cung cầu ảo trên thị trường, giúp giá cổ phiếu tăng lên chứ không nhất thiết phải mua, đó là suy nghĩ sai. Theo quy định mua cổ phiếu quỹ, mỗi phiên giao dịch, doanh nghiệp sẽ phải đặt mua tối thiểu 3%, tối đa 10% số lượng cổ phiếu đã đăng ký mua lại. Mức giá đặt mua cũng phải tuân thủ biên độ giá quy định.

MBBank đăng ký mua lại cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Như vậy, nếu tờ trình của ngân hàng được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, họ sẽ phải đặt lệnh mua đều đặn trên sàn mỗi phiên giao dịch. Nếu lệnh mua khớp, họ sẽ phải mua chứ không thể gây đòn gió.

Hiện tại, MBBank đang có Viettel là cổ đông lớn nhất sở hữu 14,7% cổ phần. Ngoài Viettel, MBBank cũng có một số cổ đông nhà nước khác như Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà Nước, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, hay Tân Cảng Sài Gòn… Tính tổng cổ phần của các tổ chức nhà nước này tại MBBank là 44,3%.

Nếu MBBank mua cổ phiếu quỹ tối đa, tức 100 triệu cổ phiếu mà các cổ đông nhà nước không bán ra thì tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông này sẽ tăng từ mức 44,3% hiện tại lên 45,2%. Đây là tỷ lệ sở hữu lớn, đủ sức để Nhà nước quản lý các hoạt động của MBBank. Tuy nhiên, đây không phải là tỷ lệ sở hữu đa số.

Vậy, việc mua cổ phiếu quỹ không giúp MBBank thay đổi cục diện sở hữu mà chỉ giúp cổ phiếu ngân hàng này diễn biến tích cực hơn. Tuy nhiên, đó mới là tờ trình, quyết định được thông qua hay không phải đợi kết quả cuộc họp cổ đông vào 26/4 tới đây. Nếu được thông qua, đây sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn thứ hai trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sau Vinhomes, kể từ khi quy định mới được áp dụng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hơn 1,5 năm kể từ ngày đáo hạn, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nhận được tiền gốc và lãi từ lô trái phiếu do CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam phát hành, khiến nhà đầu tư bức xúc.

Gỡ rào cản, mở đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển không chỉ là thúc đẩy một khu vực kinh tế, mà còn là chìa khóa để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.

Theo báo cáo, doanh số của TikTok Shop đã tăng vọt 113,8%, giúp thị phần tăng từ 23% lên 35%, Shopee - sàn TMĐT chiếm thị phần lớn nhất (62%) tăng trưởng 29,3%. Ngược lại, Lazada và sàn nội địa Tiki lại chứng kiến mức giảm sâu về doanh số, lần lượt mất 43,5% và 66,6% so với cùng kỳ năm trước.

Từ những mặt hàng thâm dụng sức lao động, chuyển sang hàng hóa có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn, suốt 50 năm qua, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang kiên trì trên hành trình đưa hàng hóa "made by Việt Nam" chinh phục toàn cầu.

Nhiều khả năng mức lãi suất tiết kiệm có thể tăng thêm 1-2% trong thời gian tới, theo giới phân tích.

Đã có hơn 90 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp tính đến ngày 15/4/2025, theo thông báo của HNX.