Máy bay ném bom siêu thanh của Mỹ rơi khi huấn luyện

Căn cứ không quân Ellsworth xác nhận vụ tai nạn trong một tuyên bố vào tối ngày 4/1 (giờ địa phương). Theo đó, máy bay ném bom B-1B Lancer gặp nạn vào khoảng 18h cùng ngày, khi đang cố gắng hạ cánh xuống căn cứ.
“Vào thời điểm xảy ra tai nạn, máy bay đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Trên máy bay có bốn thành viên. Cả bốn người đều thoát ra ngoài an toàn”, tuyên bố cho biết.
Hiện giới chức quân đội đã mở một cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Những hình ảnh chưa được xác nhận lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một vụ hỏa hoạn xảy ra bên ngoài căn cứ quân sự, mặc dù các quan chức đưa ra rất ít thông tin chi tiết về hậu quả của vụ tai nạn.
Là một trong ba máy bay ném bom chiến lược chính trong kho vũ khí của Mỹ, B-1B Lancer từng nằm trong số những máy bay chiến đấu có khả năng hạt nhân hàng đầu của Washington, có thể mang theo lượng đạn lớn nhất và đạt tốc độ nhanh nhất. Tuy nhiên, theo Hiệp ước START đạt được giữa Mỹ và Liên Xô, B-1B đã trải qua quá trình chuyển đổi vào năm 2011.
Thượng sĩ Brian Hudson, người quản lý hệ thống điện tử hàng không B-1 tại Bộ chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Military.com: “Các điểm gắn bên ngoài hoặc các điểm cứng trên máy bay đã được sửa đổi để ngăn chặn các giá treo hạt nhân được gắn vào máy bay”.
Tuy nhiên, mặc dù đã mất đi sứ mệnh hạt nhân, Lancer vẫn là máy bay ném bom hạng nặng chính của quân đội Mỹ, cùng với B-52 Stratofortress và B-2 Spirit vốn được đưa vào sử dụng từ năm 1986. Dòng máy bay này được đặt tại căn cứ Ellsworth AFB và căn cứ không quân Dyess ở Texas cùng một số căn cứ khác đã được triển khai trong các nhiệm vụ "răn đe" ở đảo Guam trong những năm gần đây./.
(Theo RT)


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0