Máy bay COMAC của Trung Quốc có gì đặc biệt?

Nghị định số 89/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất để khai thác tại Việt Nam. Vậy loại máy bay này có gì đặc biệt?

Thành lập năm 2008, COMAC là doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc, chuyên nghiên cứu, phát triển máy bay thương mại với tham vọng phá vỡ thế độc quyền trong lĩnh vực này của phương Tây. Hiện tại, hai dòng máy bay của nhà sản xuất Trung Quốc đã đi vào vận hành là mẫu thân hẹp C919 và tàu phản lực khu vực ARJ21 hay còn gọi là C909.

C919 là loại phản lực đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển theo tiêu chuẩn bay quốc tế và sở hữu quyền sở hữu trí tuệ độc lập. Chiếc máy bay này được tạo ra để cạnh tranh trực tiếp với mẫu Airbus A320 và Boeing 737 MAX thông dụng trên toàn cầu.

C919 dài gần 39 m, bố trí từ 158 - 192 ghế, tầm bay từ 4.075 - 5.555 km. Khoảng cách từ sàn đến điểm cao nhất của trần tàu bay khoảng 2,25m. Độ rộng của các ghế khoảng 18 inch. Giá mỗi chiếc C919 khoảng 99 triệu USD, rẻ hơn vài chục triệu USD so với đối thủ.

Theo thông tin từ COMAC, đến cuối năm 2023, hãng đã nhận khoảng 1.000 đơn đặt hàng C919. Phần lớn các đơn đặt hàng này đến từ các hãng bay Trung Quốc.

Tàu bay ARJ21 hay C909 là sản phẩm nội địa đầu tiên của Trung Quốc được vận hành thương mại. Mẫu máy bay phản lực khu vực này có sức chứa từ 78 đến 90 hành khách.

C909 là loại máy bay phản lực chở khách tầm ngắn đến trung bình, có sức chứa từ 78 - 95 hành khách với tốc độ hành trình khoảng 825 km/h. Chiều dài thân máy bay là 33,46m, sải cánh đạt 27,29m, chiều cao 8,4m và có trọng lượng cất cánh tối đa 40,5 tấn. Đặc biệt, hệ thống quy chế an toàn của Trung Quốc đối với C909 được thiết lập các phần tương tự như các tổ chức của Cục Hàng không Liên bang Mỹ.

Tính đến tháng 1/2025, đã có 160 chiếc C909 được COMAC bàn giao cho 12 hãng hàng không, bao gồm 11 hãng Trung Quốc và một hãng bay Indonesia.

Ngày 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đề nghị tập đoàn hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành kinh tế hàng không, khai thác, phát triển không gian vũ trụ.

Thủ tướng đánh giá cao Tập đoàn COMAC mặc dù ra đời chưa lâu, song đã phát triển nhanh, trở thành tập đoàn sản xuất máy bay lớn của Trung Quốc. Trong tương lai, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn COMAC hợp tác, hỗ trợ các đối tác Việt Nam phát triển đội tàu bay, mở rộng các đường bay; tiến tới sản xuất các linh kiện, chế tạo máy bay, phát triển hệ sinh thái ngành hàng không, kinh tế hàng không, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và khai thác không gian vũ trụ.

Vietjet là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam khai thác máy bay COMAC

Sau khi Nghị định 89 của Chính phủ ban hành, Vietjet sẽ là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam khai thác máy bay COMAC với dòng C909. Vietjet đã mở bán vé bay từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đến Côn Đảo từ ngày 19/4. Như vậy, kế hoạch khai thác đã lùi lại 5 ngày so với dự kiến của Vietjet.

Giá vé bay thẳng Hà Nội - Côn Đảo từ 3,4 - 4 triệu đồng/vé/chiều, mỗi ngày bay hai chuyến. Chặng TP. Hồ Chí Minh - Côn Đảo, Vietjet khai thác hai chuyến/ngày, giá vé từ 1 - 2,5 triệu đồng/vé/chiều.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hãng xe tự lái Roox đã bị tạm dừng hoạt động vì lỗi liên quan đến vụ 270 xe taxi tự hành bị triệu hồi sau vụ tai nạn ngày 8/4 tại Las Vegas, Mỹ

Nhân dịp ra mắt bộ phim F1, hãng xe Đức Mercedes đã giới thiệu phiên bản giới hạn AMG GT 63 4MATIC vốn mô phỏng theo mẫu xe đua giả tưởng đến từ đội Expensify F1 Team.

Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức chạy thêm tàu trên tuyến Bắc - Nam với nhiều chương trình giảm giá.

Bugatti vừa chính thức bàn giao những chiếc W16 Mistral đầu tiên, mở ra một chương kết huy hoàng cho động cơ W16 – biểu tượng cơ khí đã làm nên tên tuổi Veyron và Chiron.

Trên một số tuyến phố ở TP. Hà Nội vẫn còn tình trạng nhiều xe khách vô tư dừng đỗ, đón trả khách ngay trên lòng đường, đặc biệt là khu vực trước cổng các bến xe lớn, gây ùn tắc, mất an toàn giao thông.

Việc áp hạn mức tiêu thụ nhiên liệu mới khiến nhiều mẫu ô tô đang bán tại Việt Nam có thể sẽ phải dừng kinh doanh nếu không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, trái lại cũng sẽ mở ra lợi thế cạnh tranh rõ rệt cho xe thuần điện và xe lai (xe hybrid).