Mặt tiền nào sẽ đắc địa ở hồ Hoàn Kiếm?

Nhiều người tò mò về mặt bằng doanh đắc địa tại quận Hoàn Kiếm sau khi cải tạo, chỉnh trang một số khu vực quảng trường, không gian công cộng.

Phố Đinh Tiên Hoàng là con phố với mặt bằng kinh doanh đắc địa. Tại những quán phở, quán cà phê tại đây, chủ nhà thường kinh doanh qua nhiều thế hệ. Quán có không gian nhỏ hẹp nhưng thu hút nhiều khách du lịch đến thưởng thức. Sắp tới đây, theo chủ trương cải tạo, mở rộng không gian hồ Hoàn Kiếm, những chủ cửa hàng này sẽ phải tìm địa điểm kinh doanh khác.

Anh Đào Khắc Duy An (phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Quán đang đối diện với mặt hồ, có một vị trí khá đắc địa nên khách quen, khách du lịch rất nhiều, tệp khách đông vào những ngày cuối tuần, ngày lễ hội. Do đó, chúng tôi cũng hơi tiếc khi phải di dời, thay đổi địa điểm khác của quán”.

Trái ngược với sự tiếc nuối của một số hộ kinh doanh sắp phải di dời, nhiều tòa nhà, khu phố khác lại được hưởng lợi từ việc quy hoạch lại không gian hồ Hoàn Kiếm.

Tại tổ hợp khách sạn văn phòng cho thuê tại vị trí số 27-29 Lý Thái Tổ, do Tổng Công ty Thiết bị điện Việt Nam làm chủ đầu tư, dù vẫn đang được thi công, xây dựng, song tòa nhà đã có vị trí đắt giá - nằm ngay tại ngã tư hai tuyến phố chính của thủ đô là Trần Nguyên Hãn và Lý Thái Tổ. Sắp tới đây, sau khi di dời 35 hộ dân và 12 trụ sở cơ quan, tòa nhà này sẽ có không gian nhìn thẳng ra quảng trường công viên khu vực hồ Hoàn Kiếm. Hiện tại, tòa nhà đang có giá thuê dao động từ 40-50 USD/m2/ tháng. Với vị trí ngày càng đắc địa, dự kiến giá thuê có thể tăng cao trong thời gian tới.

Một số cửa hàng trên phố Cầu Gỗ trước đó bị che khuất bởi "tòa nhà Hàm Cá Mập". Tuy nhiên, sau ngày 30/04, khi không gian quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục được mở rộng, mặt bằng kinh doanh này sẽ trở nên đắc địa. Theo một số chủ quán chia sẻ, giá thuê cho diện tích 20m2 này là khoảng 1.500 USD/tháng. Sắp tới đây, khi vị trí đẹp hơn, giá thuê cũng có thể tăng theo.

Theo các chuyên gia, khi cảnh quan, không gian đô thị được cải tạo, bất động sản sẽ có giá trị hơn. Ông Nguyễn Quang - Chuyên gia quy hoạch đô thị cho biết: “Việc thay đổi cấu trúc đô thị, những người bị di dời có những thiệt thòi nhất định. Nhưng ngược lại, những người ở lại sẽ được hưởng lợi do giá trị gia tăng của cảnh quan. Giá trị gia tăng đó làm giá trị bất động sản tăng lên, đồng thời giúp cho việc kinh doanh của họ được tốt hơn, vì ở đó tập trung rất đông dân nên nhu cầu của thị trường rất lớn”.

Ở tầm nhìn dài hạn, muốn có nhiều mặt tiền đắc địa cùng giá thuê cao, chúng ta phải giữ gìn cảnh quan đô thị, bảo vệ được những di tích lịch sử. Bên cạnh đó, cần có phương án quy hoạch phù hợp với thực tiễn, đồng nhất với sự phát triển chung của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.