Mất 2,8 tỷ khi đăng ký cho con học khoá tu

Một người phụ nữ ở Hà Nội khi tìm hiểu khoá tu cho con đã bị chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Công an TP Hà Nội khuyến cáo, người dân cần cẩn trọng khi tìm hiểu các thông tin về các khóa học trên các trang mạng xã hội để tránh bị lừa đảo.

Khi nghiên cứu các khóa tu mùa hè cho con, một phụ nữ ở Hà Nội kết nối với tài khoản facebook “Tu Sinh Mùa Hè” để đăng ký cho con. Sau đó, một người xưng là “Trưởng ban Tu sinh” gọi cho chị, cung cấp số điện thoại và ảnh căn cước công dân của “Trưởng ban” để tạo niềm tin. Đối tượng đưa chị vào nhóm trên mạng xã hội Telegram và yêu cầu mua vật phẩm phong thủy nhằm tăng tương tác cho công ty vật phẩm phong thủy vì họ là nhà tài trợ chính cho khóa tu.  Sau nhiều lần mua và được hoàn lại tiền vật phẩm, nhóm này yêu cầu chị chuyển số tiền lớn hơn với các lý do: thao tác sai, không chụp ảnh vật phẩm, phải hoàn thành thao tác, hoàn thành điểm tín nhiệm. Chỉ trong hai ngày, chị này đã bị chiếm đoạt 2,8 tỷ đồng.

Công an TP.Hà Nội cảnh báo tới người dân biết thủ đoạn này. Ảnh: CAHN

Ngày 16/3, Công an TP Hà Nội phát đi thông tin cảnh báo người dân về tình trạng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản thông qua các khóa tu mùa hè trên mạng xã hội. Những năm gần đây, nhiều phụ huynh lựa chọn khóa tu mùa hè cho con tham gia. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều trung tâm trải nghiệm đã liên kết với các nhà chùa mở các khóa học, quảng cáo rầm rộ đến từng phụ huynh. Giữa ma trận này, phụ huynh nếu không biết cách lựa chọn cho con những lớp học phù hợp sẽ rất dễ rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”. Theo các chuyên gia giáo dục, kỳ nghỉ hè không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục về thể chất và tinh thần sau một năm học, mà còn là thời gian vàng để trẻ có những trải nghiệm, học hỏi kỹ năng sống.

Có trẻ nghiện game, mê điện tử, hay đánh nhau, chửi thề, lười học, ỉ lại... khiến bố mẹ bất lực. Nhiều phụ huynh, khi gửi con nhỏ vào các khóa tu ở chùa, thường mang kỳ vọng con có thể tu tâm dưỡng tính, thay đổi, giác ngộ. Với suy nghĩ này, họ ép con theo học các khóa tu mà không để ý đến cảm giác, tính cách, khả năng thích nghi của con. Nhiều đứa trẻ bị đẩy vào không gian tĩnh mịch, hương khói, tiếng gõ mõ tụng kinh ở chùa... rơi vào cảm giác lạ lẫm, hoảng loạn.

Các trẻ em Hà Nội tham gia một khóa tu mùa hè năm 2023. Ảnh: N. L

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ gửi con đến các khóa học kỹ năng sống như học kỳ quân đội, các khóa tu hè... thường vì nhu cầu của chính mình nhiều hơn là của con trẻ. Có thể xem đó là một khóa học để có những trải nghiệm, sẽ nhẹ nhàng hơn cho tất cả. Nếu không hãy để trẻ về thăm ông bà nội ngoại và sống ở đó còn tốt hơn là đẩy trẻ vào các chương trình này với đủ thứ kỳ vọng trút lên đầu con trẻ.

Hai tháng nữa là tới kỳ nghỉ hè, vì vậy cha mẹ hãy tham khảo ý kiến, mong muốn của con về mùa hè này. Cũng cần cẩn trọng khi tìm hiểu các thông tin về các khóa học trên các trang mạng xã hội để tránh bị lừa đảo./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.