Mạng lưới 14 tuyến đường sắt đô thị phủ khắp Hà Nội

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài 550km, mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Với hệ thống đường sắt hiện đại được coi là “xương sống” của giao thông đô thị này, Hà Nội kỳ vọng sẽ giúp người dân dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thông qua, Hà Nội xác định sẽ có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550km. Hệ thống đường sắt đô thị này được xác định là “xương sống” của giao thông đô thị.

Ngoài việc tiếp tục triển khai 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 (quy hoạch 1259), đồ án bổ sung 4 tuyến.

Cụ thể, mạng lưới 14 tuyến đường sắt đô thị sẽ phủ khắp Hà Nội bao gồm:

Tuyến số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên - Lạc Đạo

Tuyến số 2: Sóc Sơn - Nội Bài - Thượng Đình – Bưởi

Tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai

Tuyến số 3: Sơn Tây - Trôi - Nhổn - Yên Sở - Cầu Diễn

Tuyến số 4: Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà

Tuyến số 5: Văn Cao - Hòa Lạc

Tuyến số 6: Nội Bài - Mai Dịch

Tuyến số 7: Mê Linh - Hà Đông - Ngọc Hồi

Tuyến số 8: Sơn Động - Mai Dịch - Dương Xá

Tuyến số 9: Ngọc Hồi - Thường Tín - Cảng hàng không số 2

Tuyến số 10: Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá

Tuyến số 11: Cát Linh - Lê Văn Lương - Vành đai 4

Tuyến số 12: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai

Tuyến số 14: Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân

Mạng lưới đường sắt đô thị của thủ đô trong tương lai

Hệ thống đường sắt đô thị với 14 tuyến, phân chia đều khắp thành phố. Tổng mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Dự kiến, khi mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội dần hoàn thiện sau năm 2030, sẽ tăng tỷ lệ người dân sử dụng phương công cộng tới 35-45%, giảm phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%. Số lượng dân cư tập trung tại các đô thị nén cũng sẽ góp phần giảm tải dân số cho vùng nội đô.

Việc tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị được kỳ vọng thay đổi diện mạo đô thị và thói quen của người dân thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Chuyên cơ Không lực Một Air Force One - biểu tượng quyền lực và công nghệ hàng đầu của nước Mỹ dự kiến sẽ bị trì hoãn đến năm 2029 hoặc muộn hơn.

Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức chạy thêm tàu trên tuyến Bắc - Nam với nhiều chương trình giảm giá.

Với tầm bay tối đa 14.484 km nhờ động cơ Rolls-Royce và thiết kế khí động lực học, mẫu G800 của hãng Gulfstream đã được chứng nhận là máy bay tư nhân có tầm bay xa nhất thế giới.

Nhằm tăng trải nghiệm cho khách đi tàu, ngành đường sắt sẽ đưa vào vận hành 20 toa hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với tên gọi Hoa Phượng Đỏ từ ngày 10/5 sắp tới.

Một công ty đóng tàu tại Australia đã hạ thủy tàu điện chạy bằng pin lớn nhất thế giới, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực hàng hải và là dự án lớn nhất mà công ty này từng thực hiện.

Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, hoạt động khai thác vận tải hàng không đã diễn ra sôi động, tăng trưởng cao và cơ bản ổn định.