Mang chất liệu dân gian vào âm nhạc
Dựa vào vốn truyền thống dân tộc không chỉ trong âm nhạc mà còn trong văn học, thơ ca, trang phục, văn hóa truyền thống... Việc khai thác có thể là màu sắc âm nhạc, cũng có khi chỉ khai thác yếu tố văn hóa, trang phục... Trong khi đó, điểm riêng là âm nhạc của giới trẻ thiên về những giai điệu có tiết tấu, trong khi nếu như thế hệ trước sáng tác mang tính chuẩn mực thì giới trẻ hiện nay thiên về âm nhạc điện tử, chất liệu dân gian vì thế cũng được xử lý, “biến hóa” để phù hợp hơn với những đặc trưng của dòng âm nhạc này. Những đặc điểm đó sẽ hướng tới những hiệu quả khác nhau trong âm nhạc, nếu như với các tác phẩm của nhạc sĩ thế hệ trước, những ca khúc vẫn rất gần gũi với truyền thống thì những ca khúc của giới trẻ hiện nay lại hướng tới sự phù hợp với xu hướng âm nhạc trẻ khu vực và thế giới.
Việc sử dụng các giai điệu bằng nhạc cụ dân tộc hay sử dụng tiếng Việt trong những sản phẩm âm nhạc đưa ra quốc tế cũng gây chú ý với công chúng. Mới đây, tại cuộc hát Eurovision của Đức, ca sĩ Trọng Hiếu tranh tài với 7 thí sinh khác ở vòng chung kết. Anh hát và nhảy cùng vũ đoàn tiết mục “Dare To Be Different”, mang đến không khí tươi vui. Điểm nhấn của bài hát được nam ca sĩ tạo nên bằng hình ảnh áo dài, nón lá, câu hát "Quê hương Việt Nam đưa con đi thật xa" trong bài thi.

Sự kết hợp giữa vũ đạo hiện đại cùng trang phục truyền thống: áo dài, nón lá… phối hợp giữa các chất liệu âm nhạc mới mẻ cùng đàn tranh cũng góp phần giúp Trọng Hiếu lọt top 3 Giải thưởng ca khúc tại Eurovision năm 2023. Giá trị văn hóa tryền thống Việt đã được lan tỏa phần nào đến với thị trường âm nhạc quốc tế.
Thị trường sẽ không mở cửa cho chúng ta nếu chúng ta đóng cửa với thế giới, cơ hội cũng sẽ không đến nếu chúng ta không tạo ra cơ hội. Trước khi hội nhập thì mỗi khán giả cũng cần nghĩ đến việc đón nhận để nghệ sĩ và người làm sáng tạo có cơ hội được cọ xát, được giao lưu học hỏi để nhận biết được năng lực bản thân và từ đó nâng cao năng lực của mình.
Nhạc sĩ Quốc Trung cho biết: "Muốn vươn ra thị trường quốc tế người nghệ sĩ cần phải cọ xát, dám bước lên, không từ bỏ dù gặp phải những buổi diễn không thành công..."

Có thể nói, mỗi giai đoạn có một góc nhìn, cách tiếp cận và cách khai thác khác nhau. Đồng thời, mỗi giai đoạn sẽ đáp ứng những phân khúc khán giả cũng như nhu cầu của người nghe với những đặc trưng riêng. Song, việc khai thác chất liệu dân gian, truyền thống dân tộc vẫn luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các thế hệ nhạc sĩ, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp và quý giá của văn hóa nghệ thuật truyền thống.
Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.
87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.
Sau thời gian tạm hoãn, lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ diễn ra từ 14h ngày 6/5 đến ngày 10/5 tại Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã cắt băng khánh thành, khai trương Trung tâm Báo chí và tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 vào chiều ngày 2/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.
0