Mali nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mìn sát thương
Mali, quốc gia không chỉ bất ổn về chính trị, hoạt động của các nhóm thánh chiến có vũ trang và nghèo đói cùng cực, mà còn đang đối mặt với một nỗi bất hạnh khác, đó là mìn sát thương.
Số mìn này có thể là do các cuộc chiến tranh trước đây để lại, nhưng cũng có một phần của hoạt động vũ trang hiện nay.
Báo cáo thường niên công bố ngày 12/11 của hiệp hội Handicap International một lần cho thấy sự thất bại ở gó nhìn nào đó đối với Công ước Ottawa năm 1999 về không sử dụng mìn sát thương.
Báo cáo này thống kê, năm 2019 đã có 5.554 người đã chết vì mìn sát thương, trong số đó 80% là dân thường và hơn 40% là trẻ em.
Dưới sự hỗ rợ của cộng đồng quốc tế, các bãi mìn trên toàn thế giới đang dân thu hẹp, đặc biệt là ở Afghanistan, Campuchia, Croatia và Iraq, song vẫn còn ở tổng cộng ở 55 quốc gia.
Năm quốc gia có nhiều nạn nhân của mìn sát thương nhất trong năm 2019 là Afghanistan (1.538 người chết), Mali (345), Ukraine (324), Yemen (248) và Nigeria (239).
Mali có điểm đặc biệt là trải qua việc phổ biến các thiết bị nổ tự chế (IED) trên các con đường của mình, chủ yếu nhằm mục đích phá hủy các phương tiện giao thông, cho dù đó là xe buýt chở dân thường hay đoàn xe quân sự của lực lượng nước ngoài đang đóng tại quốc gia này.
Báo cáo cho biết: “Mali đã xác nhận ô nhiễm bom mìn chống phương tiện giao thông kể từ năm 2017, mà chủ yếu là mìn tự chế".
Mali cũng như các quốc gia lân cận như: Chad và Mauritania, đang là mục tiêu của LHQ trong việc thực hiện các dự án nhận biết và ngăn chặn sự nguy hại của mìn tự chế.
Hiện nay, nhiều tổ chức nhân đạo chưa thể rút khỏi Mali hay các quốc gia còn chiến tranh với các nhóm vũ trang, với lý do, chưa thể rõ số lượng mìn sát thương trong tay các lực lượng vũ trang chống chính phủ. Sự thiếu vắng của các tổ chức quốc tế sẽ là hiểm hoạt đối với cuộc sống của người dân các quốc gia này.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.
Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
0