Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua với tỷ lệ 87,65% tán thành

Nhiều đại biểu quan tâm đến quy định liên quan đến phát triển nhà ở, cải tạo chung cư tại các đô thị và đề nghị rà soát có cơ chế chính sách mới về phát triển, cải tạo chung cư cũ so với các quy định trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua với 433/472 phiếu tán thành (tương đương 87,65% tổng số đại biểu Quốc hội).

Sáng 27/11, tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đa số các đại biểu bày tỏ đồng tình, nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô trên cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn thi hành Luật Thủ đô nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng có liên quan, đặc biệt Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại phiên họp, nhiều đại biểu quan tâm đến quy định liên quan đến phát triển nhà ở, cải tạo chung cư tại các đô thị và đề nghị rà soát có cơ chế chính sách mới về phát triển, cải tạo chung cư cũ so với các quy định trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng

Đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng cho rằng, cần có cơ chế chính sách đặc thù riêng cho Hà Nội để thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư các chung cư cũ ở Thủ đô hiện nay thì mới đưa vào quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trường hợp nếu các quy định trong dự thảo Luật Thủ đô về vấn đề này mà không có nội dung mới so với Luật Nhà ở (sửa đổi) thì không nên quy định lại để tránh sự trùng lặp.

Chính sách tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tăng tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân cũng là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến và đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục quy định cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền.

Đại biểu Thạch Phước Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục quy định cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền. Đồng thời, khi quy định thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố trong việc quyết định các mô hình cơ quan chuyên môn giúp việc, được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 9 của dự thảo luật, cần xác định phạm vi các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù, điều kiện, tiêu chí thành lập, loại hình tổ chức…

Trước đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431/468 phiếu tán thành (tương đương 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng đã được thông qua với 433/472 phiếu tán thành (tương đương 87,65% tổng số đại biểu Quốc hội).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các công việc, nhất là việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 đảm bảo đúng tiến độ.

Các đại biểu đề nghị thống nhất, dữ liệu cá nhân được sử dụng để chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu phát triển, cần bảo đảm không xâm phạm đời tư cá nhân.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề xuất xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn, mở ra kỳ vọng hợp tác bền vững giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.

Sử dụng vốn vay ODA hiệu quả, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ phục vụ cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 2) và dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh vai trò của người dân, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo.