Luật Bất động sản mới có giải quyết được 'nhà hai giá'?
Từ 1/8, Luật Kinh doanh bất động sản mới sẽ có hiệu lực. Đáng chú ý là có nhiều quy định mới giúp minh bạch thị trường giao dịch bất động sản, đảm bảo quyền lợi cho những người mua nhà tại các dự án, tức là các loại nhà ở do các chủ đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng. Một trong những thực trạng được kì vọng sẽ chấm dứt đó chính là “nhà hai giá”.
“Nhà hai giá” là thực trạng đã tồn tại từ nhiều năm nay, một vấn nạn của thị trường bất động sản. Hiểu một cách đơn giản, khi mua nhà sẽ có hai giá, giá ghi trong hợp đồng sẽ thấp hơn giá giao dịch thực tế để giảm bớt các loại thuế, phí mà các bên phải nộp.
Điều này không chỉ gây thất thoát một lượng lớn về thuế chuyển nhượng bất động sản mà còn mang lại nhiều rủi ro cho người mua nhà. Tuy nhiên từ 1/8, Luật Kinh doanh bất động sản đã có quy định các cá nhân tổ chức kinh doanh bất động sản phải ghi đúng giá giao dịch thực tế trong hợp đồng mua bán, sẽ phải chịu trách nhiệm khi giá trong hợp đồng mua bán khác với giá giao dịch thực tế.

Liên quan đến cách thức thanh toán, cũng sẽ có khá nhiều thay đổi. Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực tới đây quy định, với dự án đang xây dựng, ban đầu khách hàng sẽ chỉ phải đặt cọc không quá 5%, sau đó khi kí hợp đồng mua bán không quá 30% và trước khi giao nhà thì cần thanh toán 50%.
Trong khi theo luật cũ, yêu cầu thanh toán đến 70%. Đây là thuận lợi với người mua nhà, giảm áp lực với số tiền cần chuẩn bị. Quá trình thanh toán này đều phải thực hiện qua hình thức chuyển khoản, không giao dịch bằng tiền mặt.
Theo thống kê, 70-80% vướng mắc đang tồn tại trên thị trường bất động sản là liên quan đến các vấn đề pháp lý. Nếu những nút thắt này được tháo gỡ sẽ tạo nền tảng cho thị trường BĐS phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững cho giai đoạn về sau.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.
0