Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân được đánh giá cao
Với người sử dụng mạng xã hội để làm việc như chị Vũ Quỳnh Trang, việc lo lắng bị lộ, lọt thông tin cá nhân luôn thường trực. Quỳnh Trang cũng đặt nhiều kỳ vọng vào đề xuất mới của Bộ Công an, theo đó cấm các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ mạng xã hội yêu cầu người dân chụp ảnh căn cước để làm yếu tố xác thực tài khoản.
Chị Vũ Quỳnh Trang (quận Cầy Giấy) chia sẻ: "Với đề xuất này, mình cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng mạng xã hội. Những thông tin cá nhân khi đưa lên mạng xã hội sẽ không bị tiết lộ ra bên ngoài".
Trước đó, tại Nghị định 147 về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng của Chính phủ đã yêu cầu người dùng buộc phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân. Tuy nhiên, các mạng xã hội lại tự ý yêu cầu người dùng phải xác thực bằng cách chụp ảnh căn cước hoặc chứng minh nhân dân. Hành động tưởng như đúng quy định nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân. Bởi trên hình ảnh căn cước hoặc chứng minh nhân dân không chỉ hiển thị số định danh.
"Mạng xã hội đang yêu cầu người dùng cung cấp quá nhiều thông tin bởi trên căn cước công dân có 7 nội dung được hiển thị, như: họ và tên, ngày sinh, quê quán, giới tính, quốc tịch... Trong quy định của dự thảo Luật thì đó là những thông tin cá nhân quan trọng đầu tiên" - Ông Dương Thế Hiển, Chuyên gia An toàn thông tin trên mạng, cho biết.
Theo nhiều chuyên gia, sự ra đời của dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân thể hiện nỗ lực bảo vệ sự riêng tư của người dùng trên không gian mạng. Đồng thời, khắc phục những kẽ hở đang bị lợi dụng nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.
Thời gian qua, cơ quan Công an đã triệt phá hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với quy mô hàng nghìn tỉ đồng. Các đối tượng đã bằng mọi cách thu thập thông tin cá nhân của người dân và lợi dụng để gọi điện đe dọa, yêu cầu phải chuyển tiền. Công an tỉnh Bắc Ninh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng triệt phá thành công đường dây lừa đảo hoạt động ở Campuchia, với hơn 13.000 bị hại và số tiền chiếm đoạt gần 1.000 tỉ đồng.
Theo Bộ Công an, việc mua bán dữ liệu cá nhân tại Việt Nam không chỉ diễn ra đơn lẻ giữa các cá nhân, mà còn có sự tham gia của các công ty, tổ chức. Một số công ty được lập mới và đầu tư hệ thống kỹ thuật chuyên thu thập trái phép dữ liệu cá nhân.
Việc cho ra đời một bộ luật riêng dành cho mục đích bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng là cần thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kéo giảm tội phạm lừa đảo qua mạng, buôn bán trái phép thông tin cá nhân.
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Thành phố Hà Nội phối hợp chi cục quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra bất ngờ và bắt quả tang thu giữ gần 2 tấn thực phẩm bẩn là các loại xúc xích, lạp xưởng đang chuẩn bị tiêu thụ đến các cửa hàng, quán ăn nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố.
Việc nhường đường cho người đi bộ là điều nên làm, nhưng không phải ai cũng ý thức được điều này.
Các loại hóa chất sau khi được đánh lên bằng máy đánh trứng, sẽ được chiết vào các chai nhỏ có dán nhãn mác và in giả xuất xứ “Made in Dubai (UAE)” với mã vạch, rồi bán ra thị trường.
Với nhiều người lao động hiện nay, số tiền trợ cấp còn thấp, không đủ trang trải mức sống tối thiểu của bản thân và chăm lo cho gia đình.
EVN chiều 9/5 thông báo, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng từ 2.103,11 đồng lên 2.204,07 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương tăng 4,8%. Mức tăng này tương tự hồi tháng 10/2024 và sẽ được áp dụng từ ngày 10/5.
Trung tâm Báo chí Thủ đô phải thực sự là trung tâm “mở” - nơi mọi tiếng nói được lắng nghe, mọi dữ liệu được kết nối, thông tin được chia sẻ 'minh bạch - chính xác - kịp thời". Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi lễ khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô.
0