Lối thoát nào cho nhà không lối thoát?
Thực hiện yêu cầu này, hiện nhiều nhà trọ ở Hà Nội đang gấp rút lắp thang thoát hiểm, mở lối thoát nạn thứ hai.
Liệu rằng những chiếc thang thoát hiểm được thi công gấp rút này có phát huy tác dụng cứu người lúc nguy cấp hay chỉ để qua mặt các cơ quan chức năng?
Tiềm ẩn rủi ro khi lắp thang thoát hiểm kiểu đối phó
Đường hẹp, phố nhỏ, để đảm bảo an toàn tại các căn chung cư mini nằm sâu trong ngõ, nhiều chủ nhà mới lắp thêm thang thoát nạn khẩn cấp. Tuy nhiên, cấu trúc thẳng đứng, với nhiều kích cỡ, kiểu dáng, vật liệu khác nhau, tính an toàn của những chiếc thang lộ thiên này đang bị hoài nghi.

Ông Bùi Xuân Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội PCCC và CNCH Việt Nam, cho rằng hiện nay chưa có quy chuẩn nào về việc lắp đặt các thang thoát hiểm đó.
Theo ông Thái, thang thoát hiểm kiểu này chỉ phù hợp với người trưởng thành, còn người già và trẻ nhỏ thì không thể leo được: "Loại thang thoát hiểm kiểu này chỉ có tác dụng trong một số trường hợp nhất định, trong những trường hợp có khói lửa nhiều và nhiệt độ cao thì rất là khó thoát nạn bởi người thoát nạn rất có thể hít phải khói khí độc.
Hiện nay, các nhà chuyên môn, các kiến trúc sư và các nhà thiết kế đều đưa ra một trong những giải pháp để đảm bảo an toàn khi có sự cố cháy nổ, đó là mở lối thoát nạn thứ hai thông qua lối ra ban công, lối ra lô gia, lên sân thượng hoặc lên mái để thoát sang các nhà hoặc các công trình liền kề. Các lối thoát nạn này cần đảm bảo kích thước chiều rộng tối thiểu là 80cm để đảm bảo khả năng thoát nạn nhanh nhất.
Ngoài ra, các khung sắt, các chuồng cọp phải mở cửa thoát nạn cũng phải đảm bảo cửa không được khóa. Trong trường hợp phải khóa thì chìa khóa phải được để vị trí mà người trong nhà dễ thấy và dễ lấy nhất".
Nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC nên dừng hoạt động
Đại úy Lê Việt Linh, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an TP. Hà Nội, cho biết, qua rà soát, nhiều cơ sở còn tồn tại các sai phạm về PCCC.
Hầu hết các cơ sở cho thuê trọ chỉ có một đường và lối thoát nạn, nhưng lối thoát nạn duy nhất này lại bị bịt kín bởi xe cộ và tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy nổ; có cơ sở đã mở cửa thoát nạn thứ hai, nhưng ra đến cửa này thì lại không biết thoát đi đâu.

Theo các chuyên gia PCCC, thang thoát nạn là một giải pháp khẩn cấp cho người dân trong trường hợp nguy cấp khi có sự cố xảy ra, quan trọng là phải có giải pháp chống cháy lan từ bên trong để giảm thiệt hại xuống thấp nhất có thể.
Trong thời điểm này, khi mốc thời gian tháng 3/2025 đang đến gần, không ít nhà trọ tìm cách đối phó bằng việc lắp thang thoát hiểm. Đối với những khu nhà ở kết hợp cho thuê thì việc thay đổi toàn bộ hạ tầng để đảm bảo an toàn PCCC không phải là chuyện một sớm một chiều.
Bởi vậy, nếu việc đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân là điều không thể và không đủ nguồn lực, các nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC nên dừng hoạt động hoặc chuyển đổi mục đích kinh doanh.


Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài vào sáng nay, 19/4. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Dự sự kiện có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các Sở ngành, địa phương.
Thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đòi hỏi những giải pháp căn cơ và toàn diện nhằm giảm thiểu số lượng, hạn chế mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh hôm nay (19/4) đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện và 526 đơn vị hành chính cấp xã (160 phường, 345 xã và 21 thị trấn). Dự kiến số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp còn 47 phường.
UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức vào sáng 19/4.
0