Liệu ECB sẽ hạ lãi suất trước Fed?

Tại châu Âu, lạm phát đang giảm nhanh hơn dự báo của các nhà phân tích và giảm nhanh hơn so với tại Mỹ. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư dự báo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể hạ lãi suất sớm hơn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Thị trường đang chờ tin từ cuộc họp hội đồng thống đốc của  ECB tại Frankfurt, Đức, vào tuần tới. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, có một số lý do khiến ECB tỏ ra thận trọng và đợi tới tháng 6 mới có đợt hạ lãi suất đầu tiên kể từ năm 2019.

Lý do lớn nhất trong số đó là tốc độ tăng giá cả dịch vụ đang diễn ra nhanh, trong khi dịch vụ chiếm 45% giỏ hàng mà Eurozone sử dụng để tính toán lạm phát.

Liệu ECB sẽ hạ lãi suất trước Fed?

Trong tháng 3, giá dịch vụ tại khối này tăng 4% so với một năm trước, đánh dấu tháng tăng thứ năm liên tiếp. Một lý do khác khiến  ECB kiên nhẫn trước khi hạ lãi suất, bất chấp việc một số thành viên hội đồng thống đốc thúc giục, là bởi cơ quan này muốn tránh đi ngược hướng với Fed. Bởi lẽ, việc này có thể gây ra biến động trên thị trường ngoại hối và trái phiếu, từ đó khiến áp lực lạm phát trở lại.

Tóm lại, việc lạm phát dịch vụ chỉ giảm chậm và các số liệu mới nhất về tăng trưởng lương vẫn mạnh, các quan chức sẽ muốn có thêm bằng chứng cho thấy các áp lực lạm phát cơ bản đang giảm bớt trước khi thực hiện cắt giảm lãi suất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố biểu phí đối với các tàu do Trung Quốc đóng cập cảng Mỹ từ ngày 17/4.

Mùa hè là thời điểm giải nhiệt tăng mạnh, khiến thị trường đồ uống bắt đầu sôi động hơn.

148 nhà cung cấp nước ngoài gồm các tập đoàn như Google, Meta, Microsoft, TikTok...đã thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế với số tiền hơn 2.800 tỷ đồng trong quý I/2025.