Liên hợp quốc kêu gọi hành động thực chất tại COP29

Trưởng đoàn khí hậu Liên hợp quốc Simon Stiell kêu gọi hành động thực chất - lời kêu gọi được đưa ra khi COP29 bước vào tuần làm việc cuối cùng.

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thường niên tại Baku, Azerbaijan có nhiệm vụ thống nhất mục tiêu về số tiền tài trợ mà các nước phát triển, các ngân hàng đa phương và khu vực tư nhân cần đóng góp cho các quốc gia đang phát triển để chống biến đổi khí hậu. Theo tính toán của các nhà kinh tế cần có ít nhất là 1.000 USD cho mục tiêu này.

Trưởng đoàn khí hậu Liên hợp quốc Simon Stiell nói rằng: "Những lời nói suông, thái độ đe dọa và những kế hoạch được tính toán trước sẽ lãng phí thời gian quý báu và làm giảm thiện chí cần thiết cho những kế hoạch đầy tham vọng".

Tuần đầu tiên của hội nghị bị phủ bóng đen bởi sự trở lại nắm quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người ta dự đoán rằng ông đang chuẩn bị rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris một lần nữa.

Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Jim Skea phát biểu với Reuters rằng, việc giữ mức nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp - một mục tiêu của Hiệp định Paris năm 2015, sẽ là điều không thể nếu các quốc gia không nâng cao mục tiêu của mình cho năm 2030.

Hội nghị COP29 dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 22/11.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.