Liên Hợp quốc đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu

Nhiều cuộc xung đột chưa có điểm dừng, biến đổi khí hậu thêm trầm trọng, trong khi hợp tác quốc tế bị ảnh hưởng... Năm 2024, Liên Hợp quốc phải đối diện với nhiều thách thức toàn cầu được dự báo ngày càng nặng nề.

Trong khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine chưa chấm dứt, xung đột Israel - Hamas lại nổ ra. Năm 2023, thế giới đã đi được nửa chặng đường thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên,  Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo, gần 50% mục tiêu có nguy cơ "tụt dốc", một số quay về vạch xuất phát do tác động của dịch bệnh và xung đột. Trong thông điệp cuối năm, ông Guterres đã nhấn mạnh về sự đoàn kết.

"Năm 2023 là năm nóng kỷ lục. Người dân khốn cùng bởi nghèo đói gia tăng. Các cuộc chiến ngày càng tăng về số lượng và niềm tin đang giảm sút. Nhưng đứng chỉ tay và và chĩa súng sẽ không giải quyết được gì.

Năm hoạt động đầy khó khăn, thách thức của Liên hợp quốc

Nhân loại mạnh mẽ nhất là khi chúng ta sát cánh cùng nhau", ông Guterres tuyên bố.

Năm 2023, Liên Hợp quốc đã nỗ lực gắn kết các thành viên với điểm nhấn là Tuần lễ Cấp cao có 9 hội nghị, cùng sự tham dự của hơn 150 lãnh đạo cấp cao các nước.

Dù còn nhiều thách thức nhưng 2024 được kỳ vọng sẽ là một năm giúp kết nối, thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn giữa các nước thành viên Liên Hợp quốc. Một trong những điểm nhấn quan trọng nhất, được mong đợi nhất là lần đầu tiên, một hội nghị thượng đỉnh tương lai sẽ được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp quốc vào tháng 9/2024, với tham vọng xây dựng một hiệp ước vì tương lai, thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.