Lịch sử và ý nghĩa to lớn của ngày 27/07
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Thế nhưng, với một tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ mà quân và dân ta đã đồng lòng anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Để bảo vệ nền độc lập, tự do của nước nhà đã không ít đồng bào, chiến sỹ anh dũng ngã xuống.
Đảng, Chính Phủ và Bác Hồ cùng nhân dân ta đã dành tất cả sự biết ơn, tất cả tình yêu thương cho các chiến sỹ vì Tổ quốc mà hy sinh, vì Tổ quốc mà không màng đến chính bản thân mình.

Tháng 6/1947, Hội nghị của Tổng bộ Việt Minh, Hội phụ nữ cứu Quốc, Cục chính trị , Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã diễn ra tại Đại từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn ngày kỷ niệm Thương binh - Liệt sĩ và công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi họp bàn, xem xét thì Hội nghị đã thống nhất lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.

Từ tháng 7/1955, ngày Thương binh được đổi thành Ngày Thương binh - Liệt sĩ để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước vì độc lập, tự do của dân tộc. Sau ngày giải phòng miền nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành "Ngày thương binh - Liệt sĩ".
Mỗi năm khi đến ngày 27/7, nhiều hoạt động tri ân vào ngày 27/7 diễn ra trên khắp cả nước, những hành động này mang ý nghĩa tôn vinh và không bao giờ quên công lao của người có công với cách mạng, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các chiến sĩ là vô giá, không có bất kỳ điều gì có thể so sánh được. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công là sự vinh dự, là trách nhiệm của mọi người, của thế hệ hôm nay và cả mai sau.
Dù đã nhiều thập kỷ trôi qua nhưng lịch sử vẫn như còn nguyên vẹn trong tâm trí và in hằn trong tim mỗi người Việt Nam. Cứ mối năm, đến ngày 27/7 là dịp mỗi con người Việt Nam nhìn lại một thời kỳ hào hùng, oanh liệt và vô cùng tự hào. Từ đó, trong tinh thần mỗi người dân lại được nâng cao thêm ý thức, trách nhiệm, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và bảo vệ đất nước, củng cố niềm tin vững chắc của toàn dân ta với cách mạng và cùng cố tinh thần khối đại đoàn kết dân tộc.
Mỗi năm đến ngày thương binh liệt sỹ 27/7 trên khắp đất nước, nhiều việc làm thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những người đã vì độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì tự do và cuộc sống bình yên của nhân dân mà hy sinh, mà cống hiến, mà quên mình./.


Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
0