LHQ cảnh báo về điểm tới hạn nguy hiểm của khí hậu
Lời cảnh báo trên được Liên hợp quốc đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28). Sự kiện sẽ khai mạc vào ngày 30/11 tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Trong khí hậu học, "điểm tới hạn" là ngưỡng mà khi vượt qua đó thì hệ thống khí hậu không thể đảo ngược. Theo nghiên cứu về khí hậu được công bố trên tạp chí Nature, hơn 1/5 các "điểm tới hạn" có khả năng gây thảm họa trên thế giới - như sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, sự sụp đổ của dải băng Greenland và sự biến đổi đột ngột của rừng nhiệt đới Amazon thành thảo nguyên - có thể xảy ra ngay sau năm 2038.
Ông John Kerry - Đặc phái viên của Mỹ về khí hậu: “Chỉ có một lý do duy nhất khiến chúng ta rơi vào cuộc khủng hoảng này, đó là cách chúng ta cung cấp năng lượng, điều khiển phương tiện, thắp sáng các tòa nhà và cuộc sống của chúng ta bị chi phối bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Và nếu không thu được lượng khí nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, điều đó sẽ có sức tàn phá khủng khiếp và chúng ta phải chịu đựng những gì đang xảy ra."
Thoả thuận Paris về khí hậu năm 2015 là một trong những thoả thuận lịch sử quan trọng nhất về hành động chung của các quốc gia trên toàn thế giới nhằm đặc được các mục tiêu: giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng so với thời kỳ tiền công nghiệp ở mức thấp hơn đáng kể so với 2°C và nỗ lực để giới hạn mức tăng nhiệt độ đến 1.5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, đến năm 2023, các nhà khoa học cho biết nhiệt độ trái đất đã tăng thêm 1,2C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp. Trong bối cảnh ấy, Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng nếu các quốc gia không có những chính sách mạnh mẽ hơn nhằm loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì nhiệt độ toàn cầu tăng thêm tới 3 độ C vào năm 2100.


Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.
0