Lễ hội Du lịch biển năm 2021 với chủ đề "Sầm Sơn cất cánh” vừa được khai mạc
Sầm Sơn nổi tiếng với bãi biển đẹp, phong cảnh hữu tình, có nhiều địa danh đậm chất truyền thuyết và huyền thoại như: Núi Trường Lệ, hòn Trống Mái, đền Cô Tiên, đền Độc Cước...

Trải qua hơn 110 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Sầm Sơn khoác trên mình một diện mạo mới, một sức sống mới với sự đồng bộ, hiện đại về hạ tầng du lịch. Chất lượng các dịch vụ và văn hóa du lịch được cải thiện rõ rệt, giúp nâng tầm thương hiệu du lịch của Sầm Sơn trong lòng du khách.
Với tiềm năng phong phú cùng lợi thế về du lịch biển, Sầm Sơn đã và đang tiếp tục thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư, triển khai các dự án lớn về du lịch trên địa bàn.
Sầm Sơn hiện có 690 cơ sở lưu trú với trên 19.000 phòng và gần 300 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú ngày càng đa dạng, phong phú và được đầu tư nâng cấp.
Vì vậy, mùa du lịch hè năm nay được đánh giá là có nhiều thuận lợi cho Sầm Sơn bởi dịch COVID-19 đang được kiểm soát hiệu quả. Các cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ du lịch đã sẵn sàng đón khách nghỉ dưỡng.
Đến với Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2021 (diễn ra từ ngày 24/4 đến 31/7), du khách sẽ được tham gia chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc như: Lễ hội thả diều, diễu hành xe mô tô phân khối lớn, chương trình nghệ thuật vào thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần, Lễ hội Canival…
Đây là sự kiện lớn, có ý nghĩa quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và TP. Sầm Sơn trong bối cảnh bình thường mới, vừa phát triển kinh tế-xã hội, vừa phòng chống dịch COVID-19.
Cũng là dịp để phố biển Sầm Sơn, và tỉnh Thanh Hóa giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, các sản phẩm du lịch đặc sắc đến bạn bè, du khách; góp phần xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh đẹp về đất và người Sầm Sơn, về đất và người xứ Thanh, sớm đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm của du lịch cả nước.
Chương trình khai mạc Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2021 tối 24/4 được dàn dựng công phú với sự tham gia của nhiều ca sĩ nổi tiếng đưa khán giả đắm chìm trong những cung bậc cảm xúc về tình yêu đất và người xứ Thanh, đồng thời lan tỏa thông điệp về một tương lai đầy tươi mới của miền biển giàu tiềm năng này.


Ngày 29/11/2022, tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Sáng 29/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Chiều 28/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội ẩm thực Việt Nam -Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, tổ chức không gian tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu, trong đó công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 122 món ăn được chế biến từ tôm và muối.
Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng cao nguyên đá nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang. Du khách đến với lễ hội ngoài việc được thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa tam giác mạch còn được tham quan, khám phá những nét đẹp đặc trưng của văn hóa và con người nơi cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ và nên thơ.
Ngày 27/11, tại Bạc Liêu khai mạc “Không gian Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Tối 26/11, tại huyện Đồng Văn (Hà Giang), Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ VIII - năm 2022 đã chính thức khai mạc. Lễ hội hoa tam giác mạch năm nay mang chủ đề “Sức sống cao nguyên đá”, nhằm mục đích quảng bá và thúc đẩy du lịch Hà Giang.
0