Lầu Năm Góc thất bại trong kiểm toán tài chính

Bộ Quốc phòng Mỹ lại một lần nữa thất bại trong việc kiểm toán tài chính, đánh dấu năm thứ sáu liên tiếp cơ quan này không thể hạch toán các khoản chi tiêu của mình.
Trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ

Mỗi năm, các kiểm toán viên độc lập lại kiểm tra sổ sách của Lầu Năm Góc để xác định liệu cơ quan này có thể giải thích về số tiền được giải ngân và mức độ hiệu quả trong chi tiêu số tiền đó. Có ba mức xếp hạng kiểm toán là không đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện và từ chối đánh giá. Năm nay cuộc kiểm toán có kết quả từ chối đánh giá.

Lầu Năm Góc có tài sản khoảng 3,8 nghìn tỷ USD và nợ phải trả là 4,0 nghìn tỷ USD. Năm nay, 1.600 kiểm toán viên đã thực hiện 700 chuyến đi thực địa. Cuộc kiểm toán không phát hiện bất kỳ gian lận nào.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc, Giám đốc Tài chính của Bộ Quốc phòng Mỹ Michael J. McCord cho biết: thất bại này “không phải là điều đáng ngạc nhiên”. “Kiểm toán tài sản trị giá 3,8 nghìn tỷ USD và nợ phải trả 4 nghìn tỷ USD của Bộ Quốc phòng là một công việc khối lượng lớn.”

Cũng theo ông Michael J. McCord, những cải tiến và thay đổi mà Lầu Năm Góc đang thực hiện hàng ngày nhờ các cuộc kiểm toán này sẽ ảnh hưởng tích cực đến binh sĩ, thủy thủ, phi công, lính thủy đánh bộ, và nhân sự dân sự.

Cho đến nay, Mỹ là quốc gia có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới. Năm 2022, Washington đã chi 877 tỷ USD cho ngân sách này - nhiều hơn 10 quốc gia tiếp theo cộng lại. Mỹ có một mạng lưới gồm hơn 800 căn cứ quân sự trên toàn cầu, và vẫn thường trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp tiền hoặc vũ khí cho các cuộc xung đột trên thế giới. Năm ngoái, Mỹ đã gửi cho Ukraine khoản “hỗ trợ an ninh” trị giá 43,9 tỷ USD./.

(Theo Sputnik)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.

Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.

Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.