Lắng đọng cảm xúc chương trình nghệ thuật 'Sẽ về Thủ đô'
Kỉ niệm 77 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và 79 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), tối 23/12, Đài Hà Nội tổ chức đêm nhạc chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Sẽ về Thủ đô", với mong muốn gợi lại một thời ký ức hào hùng của dân tộc, về những năm tháng quyết tử để Tổ quốc quyết sinh.

Đến dự chương trình có các đồng chí: Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương cùng đại diện các ban, ngành của TP Hà Nội.

Những ngày đông cuối cùng của năm 1946, cả Hà Nội lại sục sôi trước vận mệnh của Tổ quốc. Rạng sáng ngày 19/12, một văn kiện mang tính cương lĩnh quân sự có giá trị lịch sử xuyên thời đại được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã được ban ra làm nức lòng toàn thể quốc dân đồng bào, đó là "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" - lời hịch non sông, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Theo lời hiệu triệu của Người, Thủ đô thay mặt cả nước nổ phát súng đầu tiên, mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của dân tộc. Người Hà Nội là vậy, khí chất hào hoa, thanh lịch, yêu tha thiết mảnh đất này, dân tộc này. Những người dân Hà Nội đã sống một thời như thế, với lời huyết thệ căng tràn trong lồng ngực mỗi người: "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh!".

Bằng ngôn ngữ âm nhạc cùng những tư liệu lịch sử quý giá, chương trình đã đưa khán giả đi suốt hành trình hơn 3.000 ngày trường kỳ kháng chiến. Từ 60 ngày đêm Thủ đô huyết thệ đến 9 năm dặm dài nơi chiến khu, cho tới thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và ngày trở về tiếp quản Thủ đô trong khúc ca khải hoàn.
Xuyên suốt chương trình, khán giả Thủ đô và cả nước theo dõi trên sóng Truyền hình Hà Nội đã được thưởng thức những bản hùng ca, những ca khúc hào sảng đi cùng dân tộc của các "cây đại thụ âm nhạc" Việt Nam như: "Người Hà Nội" của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi, "Chiến sỹ Việt Nam" của nhạc sỹ Văn Cao, "Sẽ về Thủ đô" của nhạc sỹ Huy Du, "Lời Người ra đi" của nhạc sỹ Trần Hoàn, "Du kích Sông Thao" của nhạc sỹ Đỗ Nhuận...










Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Sẽ về Thủ đô” khép lại đầy ấn tượng, để lại vô vàn xúc cảm thiêng liêng trong lòng khán giả. Chương trình đã góp phần lan tỏa cảm xúc tự hào về lịch sử đất nước, về hành trình vĩ đại của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước, thể hiện tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn thử thách.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
0