Lan tỏa sức trẻ sáng tạo| Người tốt quanh ta| 17/04/2024

Con đường nội đồng dài gần 2km với 180 cây hoa Ban trắng được kêu gọi từ nguồn xã hội hóa nhằm tạo cảnh quan sạch đẹp cho nhân dân trong xã đi làm đồng hay đi thể dục này là ý tưởng sáng tạo của đoàn thanh niên xã Đại Áng. Không chỉ trồng cây, đoàn thanh niên vẫn thường xuyên chăm sóc, nhặt cỏ vào các thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần. Để tập hợp đông đủ được các đoàn viên thanh niên trong xã tham gia chính là nhờ sự tận tâm, nhiệt tình của anh Thắng với công tác đoàn thể. Không chỉ chăm sóc đường làng ngõ xóm, đoàn thanh niên xã Đại Áng còn đi đầu trong phong trào lập mã QR tại 11/11 điểm di tích lịch sử của xã, giúp nhân dân, khách thập phương về thăm quan, tìm hiểu lịch sử khu di tích trên địa bàn.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với sự năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, đến nay mô hình sản xuất nông nghiệp của gia đình ông Nghiêm Quang Vinh (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã trở thành mô hình điển hình về sản xuất rau an toàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ nhiều năm nay, cứ đều đặn vào 7h sáng thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, tại chùa Khương Hạ (quận Thanh Xuân), nhóm từ thiện "Người tôi cưu mang" lại chuẩn bị các công đoạn đồ xôi để phát miễn phí cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thận Hà Nội. Mỗi người một công việc từ sơ chế nguyên liệu đến đồ xôi, kho thịt, để có được những suất xôi ấm nóng kịp chuyển đến tay bệnh nhân.

Là cán bộ thuộc tổ cảnh sát chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đặc biệt tinh nhuệ, Đại úy Phạm Trương Tuấn Anh – Cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH không ngại hiểm nguy, trực tiếp tham gia nhiều vụ chữa cháy, cứu nạn, giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Trong năm 2024, anh cùng đồng đội đã giải cứu 9 người mắc kẹt trong đám cháy, tham gia giáo dục cộng đồng về PCCC và bảo vệ an toàn nhiều sự kiện quan trọng. Anh được chọn là một trong 10 gương mặt trẻ CATĐ xuất sắc tiêu biểu năm 2024.

Cách đây gần 10 năm, vào năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đánh dấu một cột mốc tự hào trong lòng những người yêu mến văn hóa truyền thống. Để di sản này được thế giới ghi nhận, không thể không nhắc đến vai trò của các Đồng thầy, trong đó Đồng thầy Huyền Tích là một điển hình.

Sự cống hiến của Lê Tiến Vượng thể hiện rõ khi anh không đặt nặng vật chất, mà hết mình với đam mê hội họa, đồ họa, thơ ca và âm nhạc, từ đó gặt hái thành công trên tất cả những lĩnh vực đó.

Gần 30 năm qua, ông Lê Hữu Diện và vợ đã cần mẫn vun trồng, chăm sóc vườn bưởi Diễn rộng 7ha cho hiệu quả và năng suất cao.