Lãi suất tăng cao, người mua nhà nên làm gì?
Chị Nguyễn Thị Hương ở quận Hoàng Mai, Hà Nội không khỏi lo lắng khi mặt bằng lãi suất ngân hàng liên tục nhích tăng.
Chị cho biết, khoản vay của nhà chị vừa kết thúc 1 năm hưởng lãi suất ưu đãi 6%/năm, ngân hàng thông báo áp dụng lãi suất thả nổi ở mức gần 10%/năm.
“Như vậy, mỗi tháng tôi sẽ phải trả lãi ngân hàng khoảng 10 triệu đồng thay vì 6,5 triệu đồng như trước. Các khoản chi tiêu khác trong gia đình cũng phải cân đối lại”, chị Hương nói.
Cũng theo chị, tới đây, lãi suất có thể tiếp tục sẽ tăng. Cứ đà này chị Hương sợ lãi suất vay mua nhà sẽ còn tăng tiếp, gánh nặng trả nợ hằng tháng với chị đang ngày một lớn.

Anh Trần Nhật Minh (Đống Đa, Hà Nội) cũng chia sẻ, 2 năm trước, anh vay trả góp ngân hàng 800 triệu đồng để mua căn hộ hơn 50m2. Năm đầu, anh được hỗ trợ mức lãi suất ưu đãi 6,8%/năm. Các năm sau, lãi suất thả nổi theo thị trường, dự kiến trong khoảng 8,5-9 %/năm.
Đầu tháng 10 vừa qua, anh vừa nhận được thông báo từ tháng 11 mức lãi suất áp dụng cho khoản vay của anh sẽ tăng lên gần 12%/năm. Thông tin này khiến anh đứng ngồi không yên. “Nếu lãi suất tiếp tục tăng thì những người mua nhà như chúng tôi thực sự lo lắng”, anh Minh nói.
Đưa ra lời khuyên cho khách hàng trong thời điểm lãi suất tăng cao, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong bối cảnh này, nếu đã đi vay, người mua sẽ chịu tác động tăng lãi suất theo hướng thả nổi. Vậy nên cần tính toán cân đối chi tiêu, xem xét khả năng thanh toán của bản thân, phải tính đến khả năng nếu không trả được nợ có thể bị bán giải chấp tài sản. Phải ưu tiên nghĩa vụ trả nợ lên hàng đầu và tính chuyện thanh khoản bớt các khoản đầu tư kém để tái cấu trúc dòng tiền tập trung vào các tài sản có tính thanh khoản cao để tránh rủi ro.
Với người có ý định mua nhà trả góp, cần phải tính toán lãi suất về lâu dài, không để vượt quá năng lực tài chính của mình. Ngoài ra, việc lãi suất cho vay tăng có thể sẽ tác động đến chi phí phát triển và khiến giá nhà tăng theo trong thời gian tới.
Còn TS Đinh Thế Hiển khuyến cáo người có nhu cầu mua nhà thật sự cần chuẩn bị tài chính và chấp nhận lãi suất tăng thêm 1-2 điểm %/năm để không thấy áp lực lớn. Bởi lẽ, vay mua nhà thường thời hạn dài 10-20 năm nên lãi suất tăng ở thời điểm này nhưng sẽ ổn định trong 1-2 năm tới. Riêng với những người thật sự chưa bức xúc về nhà ở và chưa nhất thiết phải vay bây giờ thì không nên vội để tránh việc trả lãi suất cao.
Các chuyên gia đều cho rằng, người vay mua nhà chỉ nên dành tối đa 40% tổng thu nhập hàng tháng cho nhà ở để đảm bảo chi phí cho những nhu cầu cơ bản khác. Việc trả lãi gốc hàng tháng nếu không lên kế hoạch kỹ lưỡng và hợp lý có thể tạo ra gánh nặng tài chính và áp lực lớn cho cuộc sống.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0