Lá phiếu thể hiện trách nhiệm và niềm tin
Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của các đại biểu Quốc hội. Lá phiếu của đại biểu phải thực sự đại diện cho ý chí của cử tri, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Thực tế, qua 4 lần lấy phiếu, đại biểu Quốc hội đã thực hiện đúng chức năng và trách nhiệm cao.
Tiếp nối những kết quả quan trọng về tổ chức và hoạt động các nhiệm kỳ trước đây, việc lấy phiếu tín nhiệm ngay ở những ngày đầu tiên của Kỳ họp thứ sáu cho thấy, Quốc hội khóa XV đã thực hiện quyền giám sát tối cao của mình với sự ủy quyền của nhân dân. Từ đó, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược
Kể từ năm 2013 lần đầu tiên Quốc Hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu. Kì họp này là lần thứ 4 Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Lá phiếu tín nhiệm không chỉ là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, niềm tin của cử tri đối với 44 chức danh giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn, mà qua việc này góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các bộ và ngành, lĩnh vực được giao phụ trách. Điều quan trọng hơn, lấy phiếu tín nhiệm còn là sự ghi nhận đối với những cán bộ có số phiếu tín nhiệm cao; đồng thời nhắc nhở các cán bộ có nhiều số phiếu tín nhiệm thấp phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là trong chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình phụ trách nhằm xứng đáng với niềm tin của cử tri cả nước.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã cho thấy các đại biểu Quốc hội đã hết sức trách nhiệm khi đánh giá, nhận định đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn, có sự chia sẻ với các cán bộ phụ trách các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các bộ trưởng, thành viên Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là thông số để mỗi cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm lần này có thêm cơ sở hoạch định chiến lược, lên kế hoạch hoàn thành tốt hơn nữa công việc của mình và cũng hình dung hơn kỳ vọng của đại biểu và cử tri để nỗ lực trong nửa nhiệm kỳ còn lại. Đó không phải là đánh giá “đóng đinh”, mà vẫn nhìn về phía trước, tháo gỡ để thúc đẩy từng ngành, từng lĩnh vực đi lên.
Tuần tới, Quốc hội tiếp tục làm việc tập trung tại hội trường, trọng tâm là đánh giá, thảo luận và cho ý kiến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024; các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023 và một số nội dung quan trọng khác.


Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.
0