Ký ức Tết xưa

Trong Lễ hội Happy Tết 2024, diễn ra tại khu di sản, tại sân Đoan Môn rộng lớn, có rất nhiều hoạt động tái hiện không gian hoài cổ và không gian đón Tết tại tất cả các vùng miền trên cả nước.

Lung linh lễ chính đán tại Đoan Môn

Tết Nguyên đán là dịp ý nghĩa để kể những câu chuyện quá khứ, những câu chuyện thú vị về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống tưởng chừng như đã mai một. Lễ Chính Đán, một nghi lễ triều hội, vừa mới được các nhà nghiên cứu dàn dựng lại tại khu di sản Hoàng Thành Thăng Long.

Những hình ảnh đẹp nhất về Lễ Chính đán được nghiên cứu, dàn dựng trong suốt một năm qua, đã được thắp sáng lung linh trong đêm tại Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long xưa

Lễ Chính đán trong Hoàng Cung Thăng Long xưa, diễn ra vào đầu năm mới, dưới thời Lê Trung Hưng. Những hình ảnh đẹp nhất về Lễ Chính đán được nghiên cứu, dàn dựng trong suốt một năm qua, đã được thắp sáng lung linh trong đêm tại Khu Di sản Hoàng Thành Thăng Long xưa. Một bộ phim trình chiếu ngay trên nền tường Đoan Môn, sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm 360 độ trọn vẹn và ấn tượng về âm thanh, ánh sáng, nhịp điệu câu chuyện… đưa khán giả hoà mình vào không khí tôn nghiêm và độc đáo của lễ Chính đán nơi cung đình xưa với các nghi thức độc đáo. Phim được ra mắt để chào mừng lễ hội Happy tết vừa khai mạc tối 24/1 tại Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long:

Lễ Chính đán có nghi thức Đại triều trang trọng, tôn nghiêm, diễn ra tại sân điện Kính Thiên. Lễ Chính đán là một nghi lễ triều hội, là dịp nhà vua, hoàng tộc và trăm quan gặp gỡ nhau ngày đầu năm mới, cùng chúc tụng cho nhà vua trường thọ, nhân dân ấm no yên vui, xã tắc vừng bền cường thịnh. Trong lễ Chính đán, 12 xứ trong cả nước dâng biểu chúc mừng nhà Vua. Nhân dịp này nhà Vua cũng ban yến, ban tiền thưởng xuân cho văn võ bá quan. Việc ban yến, ban tiền là một phong tục có từ thời Lý - Trần, thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu đất nước đối với thần dân của mình

Ký ức Tết xưa

Những màn ánh sáng lung linh tuyệt vời được trình chiếu ngay tại cổng Đoan Môn trong Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long, tái hiện về nghi lễ ngày đầu tiên của năm mới - Mồng 1 Tết Nguyên đán, của triều vua Lê Trung Hưng chỉ là một phần trong Lễ hội Happy Tết 2024, diễn ra tại khu di sản. Ngay tại sân Đoan Môn rộng lớn, có rất nhiều hoạt động tái hiện không gian hoài cổ và không gian đón Tết tại tất cả các vùng miền trên cả nước.

Bà Trang, bà Thịnh, hôm nay cùng nhóm các bạn cựu sinh viên đại học - xúc động được trải nghiệm cảm giác của Chuyến tàu Quê hương

Bà Trang, bà Thịnh, hôm nay cùng nhóm các bạn cựu sinh viên đại học - xúc động được trải nghiệm cảm giác của Chuyến tàu Quê hương. Họ hẹn nhau, đến thăm quan và trải nghiệm chương trình Happy tết tại Hoàng Thành Thăng Long. Niềm vui phấn khởi, nhớ về những khoảnh khắc cách đây cả gần nửa thế kỷ, các sinh viên học tại Hà Nội, hối hả sắm Tết, bắt xe lửa về với gia đình.

Các không gian: "Không gian nhà Hà Nội xưa", Cầu Long Biên, "Không gian Tết miền Trung", "Không gian Tết miền Nam", "Không gian Tết sắc màu Dân tộc", được sắp đặt, dàn dựng cùng với các tiểu cảnh giới thiệu điểm đến du lịch nổi tiếng của Hà Nội như: cầu Long Biên, chợ Đồng Xuân, chợ hoa Mê Linh, Tây Hồ... Du khách đến đây như lạc vào thế giới đầy sắc màu của không khí ngày đón năm mới của người Việt. Đặc biệt là các gian hàng mô phỏng nhà Phố Phái tái hiện phố cổ Hà Nội một thời giao thương tấp nập, đan xen là "Không gian quảng bá ẩm thực". Các nghệ nhân sẽ mời du khách những món quà ẩm thực đậm chất Hà Thành và các vùng miền;

Tại Hoàng Thành Thăng Long trong suốt dịp đón tết Nguyên đán Giáp Thìn còn có các hoạt động tái hiện các nghi lễ truyền thống như thả cá chép, dựng cây nêu, phong ấn, tiến lịch, lễ Khai xuân. và nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc. Đó là những món quà Tết vô cùng độc đáo dành cho du khách trong và ngoài nước những cảm xúc tuyệt với của không gian đón năm mới truyền thống Thăng Long Hà Nội. Cũng là chuỗi hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Phục dựng các nghi lễ mai một, của Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long. Lễ hội Happy Tết 2024 sẽ diễn ra trong suốt tuần này, với chủ đề "Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.

Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).

Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.