Ký ức gia đình Biệt động Sài Gòn với Tổng Bí thư
Trong cuốn Sổ lưu niệm ở Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi: "Được chứng kiến những hiện vật tại di tích, tôi vô cùng ngưỡng mộ và cảm kích trước tinh thần yêu nước, mưu trí, dũng cảm, vì nước quên thân của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Tôi hoan nghênh Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TP. HCM đã giữ gìn, lưu giữ những kỷ vật trưng bày vô cùng quý giá này".

Sau khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, những bức ảnh chụp Tổng Bí thư thăm gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang Trần Văn Lai được in ra, lồng khung và treo trang trọng trên tường của Bảo tàng cá nhân về Biệt động Sài Gòn Gia Định. Lá cờ trước Bảo tàng được thành lập từ năm 2018 này cũng được treo rủ xuống.

Anh Trần Vũ Bình, con trai Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai, kể lại: "Bác Tổng Bí thư xuống rất bất ngờ, bất ngờ nữa là bác đi thẳng vào chứ không câu nệ hay chờ giới thiệu hay là quan cách hay cách biệt. Bác hỏi luôn đây là hầm chứa vũ khí bí mật của biệt động Sài Gòn phải không, gia đình đây phải không, ai đây, đây là mẹ phải không... Thì tôi trả lời luôn, khi đó nhịp bắt vào nhanh lắm. Tôi thấy vô cùng dễ gần, giản dị, tình cảm. Bác hỏi thăm đồng đội của ba tôi, những người đã đánh vào Dinh Độc Lập, bác hỏi như là người đồng đội đồng chí với nhau không có gì xa cách".
Với một vị Tổng Bí thư, trăm công nghìn việc, thời gian thật sự rất eo hẹp và có nhiều việc lớn phải quan tâm, nên việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiểu rõ nơi mình đến thăm, trò chuyện thân mật, gần gũi với nhân chứng lịch sử là điều khiến con trai của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai xúc động.

"Tôi khâm phục sự uyên bác, sự sâu sắc và đặc biệt nhất là sự giản dị của bác Tổng Bí thư. Bác vừa xuống xe là bác vẫy tay chào tất cả mọi người. Mọi người ùa ra và vỗ tay nói bác đến kìa, ôi ông Nguyễn Phú Trọng. Điều đó tạo một cảm giác đặc biệt như người thân về thăm nhà", anh Trần Vũ Bình nói.
Khi Tổng Bí thư đến thăm, trong gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang Trần Văn Lai khi ấy có cháu nội của ông Năm Lai là em Trần Trọng Nhân - 8 tuổi. Tổng Bí thư đã quan tâm đến bé Nhân như một người cháu trong gia đình. Cho nên, dù chỉ được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở ngoài đời thật một lần duy nhất, nhưng đến tận bây giờ, sau 6 năm, cậu bé Nhân ấy vẫn nhớ như in từng chi tiết.
"Năm 2018 thì nhà con ai cũng được gặp bác Trọng. Con đi lại đến gần bác Trọng, bác khoác vai con rồi bác hỏi là con năm nay mấy tuổi, con có ở cùng với bà không thì con cũng trả lời với bác rất lịch sự con năm nay 8 tuổi, con học lớp 3 và con ở cùng với bà, xong bác mới khoác vai con rồi xoa tóc rồi thơm trán và nói là con ngoan quá", em Trần Trọng Nhân chia sẻ.
Với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đến với dân, trò chuyện với người dân, như gặp người thân.


Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
Hà Nội đang lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, nhằm hoàn thiện đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là minh chứng khẳng định đường lối cách mạng của Đảng, là thắng lợi của sức mạnh chiến tranh nhân dân.
0