Kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho Việt Nam thịnh vượng
Từ một thành phần kinh tế chỉ mới được thừa nhận trong hơn 30 năm qua, cho đến trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế và đến nay là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng - đó là một sự thay đổi mạnh mẽ trong quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế tư nhân.
Khu vực kinh tế tư nhân thu hút hơn 85% tổng số lao động trong nền kinh tế và tạo ra hơn 40 triệu việc làm; đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội, là đầu tàu thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến từ doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo, công nghệ cao và nông sản.
Năm 2016, kinh tế tư nhân đóng góp 13,88% tổng thu ngân sách Nhà nước. Năm 2021, tỷ lệ này tăng lên 18,5%. Đến năm 2023, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 30% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Năm 2010, giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế tư nhân chiếm 21,85% GDP của cả nước; đến năm 2015 chiếm 24,2%; năm 2020 tăng lên 27,08% và đặc biệt hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đang chiếm 50% GDP của cả nước. Tổng Bí thư Tô Lâm đang đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 70% GDP.
70% GDP cả nước trong 5 năm tới - đó là một mục tiêu đầy thách thức. Điều này gắn với quyết tâm chính trị mạnh mẽ được Tổng Bí thư khẳng định, phải quán triệt lại định hướng quan điểm và nhận thức trong cả hệ thống chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân, cải cách đột phá về thể chế, chính sách và môi trường kinh doanh.
Một trong số bảy giải pháp được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong bài viết mới nhất của mình, trước hết, đó là khẳng định thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở nền tảng đó, bảo vệ hữu hiệu quyền tài sản, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: “Một bài toán mà không có lời giải đối với doanh nghiệp Nhà nước hay là doanh nghiệp tập thể đó là động lực chủ sở hữu. Lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của chủ sở hữu gắn liền với nhau. Động lực đấy là động lực căn bản nhất để phát triển. Chúng ta cũng thấy nhận thức của Đảng được Tổng Bí thư nói rõ rất đáng phấn khởi".
Cùng với đó, động lực đột phá để kinh tế tư nhân trở thành trụ cột cho tăng trưởng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh yêu cầu tạo điều kiện để khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực kinh tế có tính chiến lược của đất nước. Cần giải phóng tối đa các nguồn lực phát triển cho kinh tế tư nhân, xóa bỏ độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước, tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân tiếp cận hiệu quả các nguồn lực quan trọng như vốn, đất đai, nhân lực và công nghệ. Sự cởi trói đó sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh quốc tế cho các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tạo nên sứ mệnh dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Xóa bỏ rào cản, minh bạch chính sách cũng gắn liền với quyết tâm chính trị loại bỏ lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau, làm yên lòng các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin mạnh mẽ giữa Nhà nước và kinh tế tư nhân.
Ông Nguyễn Hoài Bắc, Ủy viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Sơn nêu quan điểm: “Tổng Bí thư Tô Lâm cùng với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban, ngành đang ở một cuộc cách mạng chưa từng có và tôi tin cuộc cách mạng này sẽ thành công".
"Kinh tế tư nhân góp phần rất quan trọng, định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam", khẳng định của người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta đã tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho khu vực kinh tế tư nhân, tiếp sau quan điểm "kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng".
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang được mở ra bằng những quyết sách mới, giải phóng nguồn lực đầu tư và phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó kinh tế tư nhân là một trụ cột quan trọng nhất.


Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 19/4 đã chủ trì lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn tại TP.HCM, nhân dịp kỷ niệm 50 Năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Lực lượng Công an nhân dân được xem là lực lượng đi đầu, mẫu mực, trách nhiệm thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy trong bối cảnh cải cách, đổi mới ở nước ta hiện nay.
Việc tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Nga thể hiện sự chính quy, hùng mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam và mong muốn xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với bạn bè quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang chiều 18/4 đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 18/4 đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ) kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ, tại Trụ sở Trung ương Đảng.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các dự án luật theo hướng cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng; phân cấp, phân quyền, ủy quyền triệt để đi đôi với thiết kế các công cụ giám sát, kiểm tra.
0