Kinh tế Đông Nam Á dự báo vượt Nhật Bản vào 2029
Theo báo cáo do Ngân hàng HSBC vừa công bố, quy mô 6 nền kinh tế Đông Nam Á (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) đạt khoảng 4.000 tỷ USD vào năm 2023, đứng thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản.
Đến năm 2029, khu vực Đông Nam Á vẫn sẽ duy trì vị trí top 5 các nền kinh tế lớn nhất, trong khi Ấn Độ vươn lên thứ 4 còn Nhật Bản tụt xuống thứ 6.
HSBC nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á không dựa vào yếu tố nhân khẩu. Thay vào đó, sự cải thiện chất lượng tăng trưởng nhờ đổi mới, sáng tạo và khả năng vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu là yếu tố then chốt. Với tốc độ tăng trưởng ổn định và sự cải thiện chất lượng kinh tế, Đông Nam Á được kỳ vọng không chỉ mở rộng quy mô mà còn gia tăng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.


Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).
Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.
Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.
Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.
Đã đến lúc cần định nghĩa rõ về chức năng của nghề hoạch định tài chính cá nhân, qua đó giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình đầu tư.
0