Kinh nghiệm quản lý công hiệu quả ở Bắc Âu

Các nước Bắc Âu được biết đến với hệ thống quản trị hiệu quả, có tính thích ứng cao và là hình mẫu lý tưởng cho nhiều quốc gia khác trong quá trình chuyển đổi số.

Việt Nam đang ở một giai đoạn phát triển quan trọng, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần cải cách hành chính toàn diện, loại bỏ sự chồng chéo trong chức năng của các cơ quan, nâng cao năng lực lãnh đạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong khu vực công.

Trong khi đó, quản trị hiệu quả mang tính bao trùm, đổi mới và lấy người dân làm trung tâm là những yếu tố trọng tâm mà các quốc gia Bắc Âu đã và đang thực hiện. Tại Na Uy, quốc gia này luôn tập trung vào cân bằng giữa chính quyền trung ương và địa phương, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân để xây dựng một hệ thống quản trị toàn diện. Cùng với đó, hành chính công của Phần Lan cũng được coi là nền tảng của xã hội và tập trung vào tính linh hoạt để người dân có thể tiếp cận dễ dàng.

Bà Hilde Solbakken - Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho biết: “Hiện nay, Na Uy có nhiều nền tảng số tích hợp cho phép người dân đăng nhập bằng danh tính số cá nhân. Dù là khai thuế, đặt lịch hẹn với bác sĩ hay sử dụng các dịch vụ phúc lợi khác, tất cả đều có thể thực hiện thông qua một cổng dịch vụ duy nhất. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, họ có các nền tảng số để đăng ký kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ báo cáo cần thiết. Điều này giúp quá trình tương tác với chính phủ trở nên thuận tiện hơn đối với cả người dân và doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp chính phủ cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn”.

Ông Keijo Norvanto - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cho biết: “Phần Lan đã phát triển một hệ thống linh hoạt, có khả năng thích ứng và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Các vấn đề quan trọng liên quan đến dữ liệu như tính sẵn có, tính toàn vẹn và an ninh dữ liệu cũng là những yếu tố then chốt”.

Không chỉ mang tính bao trùm, hướng tới người dân mà hành chính công của các nước Bắc Âu còn cải cách thường xuyên nhằm cải thiện quản lý công. Việc đánh giá dựa trên số liệu thu thập từ chính quyền địa phương để đánh giá chuẩn xác và phân tích, từ đó thay đổi những điểm còn chưa phù hợp.

Ông Halvor Walla - Chuyên gia Lĩnh vực công cụ Số và Quản trị công Na Uy cho biết: “Mối quan hệ giữa chính quyền thành phố và Trung ương chủ yếu xoay quanh những cuộc thảo luận nhằm cải thiện điều kiện chung cho tất cả các thành phố. Việc thu thập và áp dụng dữ liệu khách quan để xây dựng hệ thống đánh giá hiệu suất là yếu tố then chốt. Bởi lẽ để đổi mới, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ tình hình thực tế ở từng tỉnh, từng địa phương. Một hệ thống quản lý dựa trên dữ liệu minh bạch không chỉ giúp đánh giá chính xác mà còn tạo điều kiện để đưa ra những chính sách phù hợp và hiệu quả nhất”.

Là những quốc gia có nền kinh tế thị trường xã hội phát triển, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao, bình đẳng và an sinh xã hội luôn được bảo đảm và luôn đứng trong Top 10 quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới, trở thành hình mẫu về quản trị công minh bạch, hiệu quả và bền vững. Mô hình phát triển Bắc Âu có nét tương đồng với mô hình phát triển mà Việt Nam đang thực hiện, như đề cao vai trò quản trị quốc gia của nhà nước đối với điều tiết nền kinh tế thị trường, chú trọng đến an sinh, phúc lợi xã hội, bình đẳng, công bằng xã hội và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Ông Nnils Oberg - Tổng Giám đốc Cơ quan Bảo hiểm xã hội Thụy Điển cho biết: “Tôi rất ấn tượng với quy mô cải cách của Việt Nam, có vẻ như tham vọng rất cao. Chúng tôi cũng đang làm điều tương tự. Tôi nghĩ điều này rất tốt, vì nó sẽ giúp tăng tính minh bạch. Nó cũng sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa chính phủ và người dân. Vì khi sử dụng công nghệ số, các hồ sơ sẽ được xử lý nhanh hơn, đơn giản hơn và chính xác hơn, điều này về lâu dài sẽ củng cố niềm tin giữa người dân và chính phủ”.

Ông Keijo Norvanto - Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cho biết: “Tôi biết rằng các bộ, ngành của Việt Nam đã có kế hoạch số hóa riêng, nhưng điều quan trọng hơn cả là phải có một chiến lược chuyển đổi số cấp quốc gia. Điều này sẽ giúp các tỉnh, thành phố cùng đóng góp và tạo ra một định hướng rõ ràng cho các doanh nghiệp và khu vực tư nhân có thể tiến xa hơn. Hà Nội là Thủ đô trọng điểm, tôi biết rằng thành phố đang đi đầu trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam”.

Với những kinh nghiệm lãnh đạo và quản trị quốc gia chú trọng đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hiệu quả nhằm phát triển bền vững xã hội của mô hình Bắc Âu rất hữu ích đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển bứt phá của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty TNHH Sự kiện và du lịch Xuyên Việt Sài Gòn (địa chỉ văn phòng BT16 Khu 262 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân).

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - CATP Hà Nội đã phối hợp với các Đồn Biên phòng các Cửa khẩu Quốc tế tiến hành bàn giao một số công dân Trung Quốc có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để xử lý tiếp.

Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm trên không gian mạng nhằm vào học sinh, sinh viên để đe dọa, dẫn dắt các em và gia đình chuyển khoản tiền để chiếm đoạt.

Chiều 8/5/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thủ đô Moskva, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, từ ngày 8-11/5/2025 theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin.

9 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc nam do Chu Văn Diễn (sinh năm 1996, trú tại chung cư Stellar Garden, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu đã bị Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP Hà Nội phát hiện và bắt giữ.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.