Kiến nghị tích hợp sàn giao dịch BĐS với QSD đất

Bộ Xây dựng đã đề xuất thành lập Trung tâm dịch vụ công cấp tỉnh, thành phố từ việc tích hợp sàn giao dịch quyền sử dụng đất với sàn giao dịch BĐS.

Theo đó, các trung tâm dịch vụ này sẽ tích hợp hệ thống dữ liệu BĐS đồng bộ bao gồm thông tin về nhà ở, thị trường, dữ liệu đất đai, dữ liệu về thuế, tạo cơ sở để đề xuất hoàn thiện các cơ chế chính sách. Đây cũng là đầu mối tiếp nhận, phối hợp để thực hiện công tác quản lý giao dịch, thuê mua, giao dịch quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tư vấn xuyên suốt toàn bộ quá trình giao dịch, bảo đảm cho thị trường phát triển lành mạnh, ổn định.

Tuy nhiên, nếu Trung tâm Dịch vụ công này thực hiện đồng loạt các nhiệm vụ: giao dịch, thu thuế, cấp giấy chứng nhận thì sẽ gây ra áp lực lớn trong quá trình giải quyết công việc. Bởi hiện nay, trên thị trường có hàng nghìn, thậm chí hàng vạn doanh nghiệp và sàn giao dịch BĐS đang thực hiện công việc này. Nếu bây giờ chỉ giao cho một đầu mối là đơn vị nhà nước thì sẽ dễ xảy ra dồn tắc. Vì thế, khi đưa ra đề xuất như vậy cần phải nghiên cứu, xem xét để chọn ra cách thức vận hành phù hợp, hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.

Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.

Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.

Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương dừng lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị từ nay tới tháng 7 – thời điểm Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sửa đổi có hiệu lực.