Kích cầu để đạt mục tiêu bán lẻ, tiêu dùng tăng 12%

Để tăng tiêu dùng, thúc đẩy sức mua, nhiều nhà bán lẻ đã đưa ra các hoạt động giảm giá, khuyến mãi lên tới 50% để kích cầu tiêu dùng, đưa sức mua khởi sắc.

Trước dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm ngày, sinh viên như chị Bùi Thị Thùy Dung (Thanh Xuân) đã đi mua sắm hàng hoá thiết yếu. Năm nay, điều bất ngờ là nhiều hàng hóa được khuyến mãi hơn, giá cũng giảm sâu hơn.

"30/4 là ngày nghỉ lớn. Siêu thị đã giảm giá sâu nhiều mặt hàng từ thực phẩm tới gia dụng, với mức giảm từ 30-50%", chị Dung chia sẻ.

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, người dân có kỳ nghỉ kéo dài năm ngày. Do vậy, nhu cầu mua sắm dự báo cũng tăng khá mạnh 20-30% so với bình thường. Nắm bắt tâm lý này, nhiều hệ thống bán lẻ như Winmart, Go!, Sài Gòn Co.op… đã đưa ra các chương trình giảm giá mạnh từ 30-50%, tập trung vào hàng hóa tươi sống, tiêu dùng sản xuất bởi doanh nghiệp trong nước.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết: "Chúng tôi phối hợp với doanh nghiệp Việt chia sẻ một phần lợi nhuận để làm sao hàng hóa đến tay người tiêu dùng với giá cả hấp dẫn, rẻ, và có chất lượng tốt. Cùng với đó, chúng tôi cũng làm sao đó để chuỗi cung ứng của mình được kiểm soát chặt chẽ, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa hiệu quả".

Theo Cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành Quý I/2025 ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Để đạt mức tăng 12% như mục tiêu đề ra, qua đó góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của năm nay, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, nhà bán lẻ, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp hỗ trợ thị trường từ phía Chính phủ.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: "Gần đây Chính phủ cũng đang có những giải pháp rất tích cực, chẳng hạn như đã trình Quốc hội để thông qua việc giảm thuế VAT. Kỳ này giảm đến 1 năm rưỡi, đó cũng là một giải pháp hết sức tích cực. Chính phủ và ngân hàng cũng có giải pháp giảm lãi suất, có vai trò rất quan trọng đối với tiêu dùng".

Bộ Công Thương cho biết sẽ thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm bao gồm kích cầu tiêu dùng nội địa: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; xúc tiến thương mại thông qua các sự kiện mua sắm kết hợp tất cả các địa phương tại các thời điểm thấp điểm trong năm. Đặc biệt cần gắn du lịch, văn hoá với tiêu dùng, trong bối cảnh số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang tăng mạnh. Đây là giải pháp để đưa bán lẻ - tiêu dùng tăng 12% trong năm nay, để tiêu dùng góp phần đáng kể vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% cho cả năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94 quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/7.

8 quốc gia thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) vừa thông báo sẽ tăng mạnh sản lượng dầu vào tháng 6 tới, bất chấp giá dầu đang giảm và lo ngại về nhu cầu suy yếu.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025, ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 211 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ năm trước.

Quy mô GDP của Việt Nam từ chưa đầy 2 tỉ USD vào giữa thập niên 1980 đã cán mốc gần 500 tỉ USD ở thời điểm hiện tại. Góp phần quan trọng vào sự phát triển này phải kể đến kinh tế tư nhân TP. HCM.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện rà soát toàn bộ sản phẩm và hoạt động quảng cáo để chấn chỉnh tình trạng thông tin sai lệch, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Chính phủ Hàn Quốc đã bày tỏ sự không hài lòng với quyết định áp thuế 25% với phụ tùng ô tô xuất khẩu vào Mỹ và kêu gọi Mỹ ngừng áp dụng các biện pháp thuế quan mới.