Khủng hoảng khí hậu đe dọa ngành thủy sản Hy Lạp
Theo ngư dân Anastasios Zakalkas, tình trạng nóng lên của nước biển đã bắt đầu có những tác động rõ rệt đến công việc đánh bắt hải sản của người dân tại đây. Năm nay là năm thứ 2 trong 3 năm gần đây khi nhiệt độ nước biển cao ảnh hưởng đến hoạt động thu hoạch trai ở vùng biển bắc Hy Lạp. Nhiều ngư dân cho biết sản lượng đánh bắt trong năm 2024 đã giảm đến 90% so với năm ngoái và dự đoán năm tới sẽ là một năm cực kỳ khó khăn.
Ngư dân Anastasios Zakalkas chia sẻ: "Sự tàn phá mà chúng tôi phải gánh chịu trong năm tới là 100%. Chúng tôi không biết sẽ phải làm gì để kiếm sống. Nghề chính và duy nhất của chúng tôi là đánh bắt trai".
Giống như các quốc gia Địa Trung Hải khác, Hy Lạp đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Trong năm nay, nhiều tháng nhiệt độ cao trên mức trung bình gây ra hạn hán và cháy rừng. Các nhà khoa học cho biết tình hình thời tiết khắc nghiệt liên quan đến hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho ngành nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ nước tăng cao ở vùng biển thuộc vịnh Thermaic, khu vực sản xuất trai chính của Hy Lạp, lên trên 30 độ C trong nhiều ngày, nóng hơn mức mà trai có thể sống sót, đã dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng trai nghiêm trọng hiện nay.
Ông Kostas Koukaras, một nhà sinh vật học nghiên cứu hệ sinh thái biển, cho biết lần cuối cùng Hy Lạp chứng kiến hiện tượng trai chết hàng loạt là vào năm 2021, khi đó các nhà khoa học đã dự báo điều này sẽ không lặp lại trong 10 năm nữa.
Ông Kostas Koukaras cho biết: "Điều này xảy ra lần thứ hai trong vòng chưa đầy năm năm. Lần đầu tiên là vào năm 2021, lúc ấy dự đoán của chúng tôi cho biết hiện tượng này sẽ không xảy ra nữa trong vòng mười năm. Tuy nhiên, nó xảy ra trong vòng chưa đầy năm năm".
Theo Tổ chức Sản xuất Nuôi trồng Thủy sản Hy Lạp (HAPO), sản lượng nuôi trồng thủy sản của Hy Lạp đạt trị giá hơn 619 triệu euro vào năm 2021, đứng thứ ba ở châu Âu sau Pháp và Tây Ban Nha. Đây là một trong những nhà sản xuất trai chính của châu Âu và xuất khẩu gần như toàn bộ 20.000 tấn trai hàng năm bởi các doanh nghiệp gia đình nhỏ.


Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
0