Khu 'đất vàng' Giảng Võ có bước tiến pháp lý
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 241/QĐ-UBND, cho phép Công ty Cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam điều chỉnh tên người sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng hơn 6,8 héc-ta đất tại 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình để thực hiện dự án Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa.
Vào năm 2016, dự án được duyệt quy hoạch với 10 tòa chung cư cao 50 tầng. Vingroup là công ty mẹ của Chủ đầu tư dự án (hay còn gọi là Công ty Hội chợ triển lãm Việt Nam). Tuy nhiên, mảnh "đất vàng" 6,8 ha ngay trung tâm Hà Nội vẫn "án binh bất động", gây lãng phí lớn và ảnh hưởng đến diện mạo đô thị.
Vì vậy, Hà Nội quyết định triển khai lại dự án nhưng không xây nhà ở. Dự án sẽ trở thành một Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa. Bao gồm kinh doanh văn phòng, xây trường học liên cấp, và đặc biệt là trồng cây xanh và chỉnh trang đô thị, hạ tầng. Chủ đầu tư dự án vẫn là Công ty hội chợ triển lãm Việt Nam, một công ty con của Vingroup.
Quy hoạch mới dành hơn 1,9 ha cho cây xanh và giao thông, trong đó 1,5 ha là đất giao thông, 0,4 ha là đất cây xanh. So với quy hoạch cũ gây tranh cãi hồi 2016, cho phép chủ đầu tư xây tới 10 tòa căn hộ 50 tầng ở vị trí này, thì quy hoạch mới được cho là “đẹp” hơn rất nhiều với việc ưu tiên hạ tầng và cây xanh đô thị. Một trong những điểm mới đáng chú ý là sự xuất hiện của trường học liên cấp, dù chưa rõ là trường công hay tư, nhưng đây là tin vui với cư dân Thủ đô trước thực tế đang thiếu cơ sở trường học và bệnh viện.
Đối với Vingroup, việc đầu tư vào trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê có thể không phải thế mạnh, do tập đoàn này thường thành công với bất động sản cao tầng. Trước đó, Vincom Retail (công ty con khác của Vingroup) vẫn duy trì lợi nhuận bền vững từ việc vận hành các trung tâm thương mại Vincom.
Hiện tại, Công ty Hội chợ triển lãm Việt Nam đang đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với mức giá khoảng 160.000 đồng/cổ phiếu, là một trong những cổ phiếu đắt giá nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo báo cáo tài chính quý 3, công ty đã đầu tư 151 tỷ đồng vào dự án Giảng Võ, bên cạnh các dự án khác tại Đông Anh với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1.6 nghìn tỷ đồng.
Tiềm năng của các dự án này, đặc biệt khi huyện Đông Anh đang "sốt đất", chính là yếu tố giúp giá cổ phiếu của công ty duy trì ở mức cao, dù doanh thu và lợi nhuận chưa thật sự nổi bật. Phần lớn lợi nhuận của công ty đến từ lãi tiền gửi.
Việc dự án Giảng Võ có thêm bước tiến pháp lý mới giúp công ty có thể mau chóng triển khai dự án, thu về dòng tiền tích cực. Đây là điều mà Vingroup đang rất cần, đặc biệt khi dự án xe điện được cho là dự án “đốt tiền” dù có nhiều thông tin lạc quan.


Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.
Dự án bất động sản QMS Top Tower tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm vừa công bố mở bán đợt cuối.
Sáng 19/4, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội phối hợp với Công ty đấu giá hợp danh Nhất An Phú tổ chức đấu giá 19 thửa đất tại thị trấn Chúc Sơn với 550 hồ sơ tham gia.
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, có hiệu lực từ đầu năm 2025. Theo đó, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi tài sản công là nhà, đất đối với trường hợp bị bỏ hoang quá 12 tháng.
Khi tiến hành sáp nhập các tỉnh thành, nhiều người lo ngại phải làm lại các giấy tờ, đặc biệt là sổ đỏ. Trước băn khoăn đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có hướng dẫn cụ thể.
Ba trụ sở cơ quan nằm trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông đã bị bỏ hoang 17 năm kể từ thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Việc sử dụng không hiểu quả quỹ đất công hàng nghìn mét vuông này đang gây lãng phí lớn.
0