Không để công việc trì trệ vì bệnh 'sợ trách nhiệm'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ở một số bộ, ngành, địa phương còn chậm trong nhiều năm qua, riêng năm 2023, nhiều đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn, đại biểu cho rằng, nguyên nhân 1 phần do tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm tại một số cơ quan, đơn vị khiến dự án không thể triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
"Hiện nay, đang tồn tại tình trạng ngần ngại ra các quyết định trong thẩm quyền, tình trạng đùn đẩy, trì hoãn phê duyệt các dự án, cấp các loại giấy phép, tình trạng chậm trả lời các câu hỏi, chậm ban hành các hướng dẫn, chậm giải quyết các khiếu nại, các ách tắc của người dân và của doanh nghiệp. Tình hình này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu tư công và cả đầu tư xã hội, gây ra tình trạng đình đốn trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội".
Ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, đại biểu cho rằng, việc rà soát hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, không để những điểm mờ, điểm hở, điểm chồng chéo, bất cập khiến cán bộ không dám làm là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.
"Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tập trung triển khai nghiêm túc Nghị định 73 của Chính phủ và các chỉ thị của Thủ tướng đã ban hành về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung".
Ông Hoàng Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu.

Cùng với đó, không thể để công việc trì trệ vì bệnh sợ trách nhiệm, đại biểu Vũ Trọng Kim đã dẫn chứng một trường hợp đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh, một dự án xây chợ tại Hoóc Môn đã được phê duyệt năm 2011, Sở Tài nguyên và Môi trường của Thành phố đã 29 lần gửi thư cho đơn có chức năng thẩm định giá đất nhưng 29 lần đó đều không thành.
"Tôi cho rằng những vấn đề phát biểu hôm nay chiếm tới 60% những vấn đề yếu kém, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, liên quan đến thủ tục hành chính, lãng phí nguồn lực, tất cả đều liên quan tới ba bộ luật Đất đai, Luật KD Bất động sản, Nhà ở. Riêng Định giá đất là nguyên nhân của mọi nguyên nhân liên quan đến việc đùn đẩy, né trách nhiệm".
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, những vấn đề sợ sai, né trách nhiệm, những khó khăn ấy chỉ có trước khi có Luật đất đai 2024. Dự kiến sau 1/7/2024, những khó khăn này sẽ từng bước được giải quyết./.


Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.
Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.
0